Thủ tục thành lập công ty tư vấn giám sát thi công công trình

Tư vấn giám sát thi công công trình là một công việc chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, dự toán công trình; Theo dõi, giám sát tiến độ thi công, đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường… Tư vấn cho chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến thi công công trình như lựa chọn nhà thầu, vật liệu xây dựng, công nghệ thi công… Nếu có nhu cầu thành lập công ty tư vấn giám sát thi công công trình, bạn cần đáp ứng điều kiện gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH, KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG

Thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng
Thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng

Theo quy định tại Điều 155 – Luật Xây dựng và được hướng dẫn Điều này tại Nghị định số 42/2017/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2018 thì điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng là:

Giám sát thi công xây dựng

Đối với Hạng I:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Đối với Hạng II:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Đối với Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Phạm vi hoạt động:

  • Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
  • Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
  • Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

Kiểm định xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

Đối với Hạng I:

  • Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;
  • Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;
  • Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

Đối với Hạng II:

  • Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;
  • Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;
  • Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

Đối với Hạng III:

  • Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;
  • Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

Phạm vi hoạt động:

  • Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại;
  • Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
  • Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;
  • Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

THỦ TỤC XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG 

Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của Việt Luật
Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của Việt Luật

Sau khi thành lập, doanh nghiệp thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Bước 1: Tư vấn các quy định pháp lý có liên quan

Bước 2: Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ

Tài liệu cần cung cấp bao gồm:

  • Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);
  • Kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực đối với cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với chức danh chỉ huy trưởng chỉ có kinh nghiệm thực hiện công việc về thi công xây dựng thì thay thế bằng văn bằng được đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; văn bằng được đào tạo của các cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  • Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);
  • Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);
  • Bản gốc chứng chỉ năng lực xây dựng (nếu gia hạn, cấp lại).

Bước 3: Đóng lệ phí và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Lệ phí

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 4 – Thông tư 38/2022/TT-BTC thì:

  • Mức thu lệ phí cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi: 1.000.000 đồng/chứng chỉ
  • Mức thu lệ phí cấp lại, bổ sung nội dung, điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ: 500.000 đồng/chứng chỉ

Cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 86 – Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực xây dựng là:

  1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;
  2. Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III; tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận theo quy định tại Điều 100 Nghị định này cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III cho tổ chức là hội viên, thành viên của mình.

Điều 100. Công nhận tổ chức xã hội – nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước;

b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội.

Hình thức nộp hồ sơ

  • Trực tuyến
  • Trực tiếp
  • Đường bưu điện

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Thời hạn xử lý: trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

Chứng chỉ năng lực xây dựng
Chứng chỉ năng lực xây dựng

Bước 5: Đăng tải thông tin chứng chỉ năng lực xây dựng trên trang thông tin của Bộ Xây dựng

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

 

5/5 - (3 bình chọn)