Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập và các quy định pháp luật khác. Vậy muốn thành lập công ty dịch vụ kiểm toán như thế nào để đáp ứng đầy đủ điều kiện? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau:
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
Theo quy định tại Điều 20 – Luật kiểm toán độc lập thì các loại hình doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ kiểm toán là:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân
Tham khảo thêm So sánh các loại hình doanh nghiệp
Lưu ý:
- Doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.
- Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÁC LOẠI HÌNH
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề;
- Có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty.
- Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
- Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải là kiểm toán viên hành nghề
- Vốn pháp định là 5 tỷ đồng.
Lưu ý:
- Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.
- Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
Đối với công ty hợp danh
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề.
Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có chức năng kiểm toán
Mã ngành tham khảo:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế
Chi tiết: Dịch vụ kiểm toán |
6920 |
Tài liệu cần cung cấp:
Bản sao y Căn cước công dân/hộ chiếu của thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân, người đại diện theo pháp luật
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
Công ty hợp danh
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân
- Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
==> Hồ sơ sẽ được scan và nộp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Sau thời gian từ 3 – 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Quý khách sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Đăng ký hành nghề kiểm toán
Kiểm toán viên của công ty phải đăng ký hành nghề kiểm toán, điều kiện và thủ tục đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:
Điều kiện:
- Là kiểm toán viên, cụ thể cần đảm bảo:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
- Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
- Có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.
Thủ tục đăng ký hành nghề kiểm toán
Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 202/2012/TT-BTC thì thủ tục đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:
Chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/ĐKHN;
- Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán;
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04/ĐKHN hoặc tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán hoặc Bản giải trình kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán;
- Bản thông tin cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05/ĐKHN;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Bản sao Chứng chỉ kiểm toán viên;
- Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước doanh nghiệp kiểm toán;
- Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật lao động Việt Nam quy định không cần phải có giấy phép lao động.
- Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức của kiểm toán viên tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.
Thủ tục:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ bảo đảm các kiểm toán viên đủ điều kiện đăng ký hành nghề tại tổ chức mình và ký xác nhận trên Đơn đăng ký hành nghề của từng kiểm toán viên.
- Kiểm toán viên phải lập 01 bộ hồ sơ gửi đến Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán.
- rong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đảm bảo đủ điều kiện, Bộ Tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định. Ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán không sớm hơn ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.
Lệ phí nhà nước:
Theo quy tại khoản 2 – Điều 3 – Thông tư 271/2016/TT-BTC
Thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, kiểm toán: Cấp lần đầu 1.200.000 đồng/lần thẩm định; cấp điều chỉnh, cấp lại 800.000 đồng/lần thẩm định.
Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Theo quy định tại Khoản 5 – Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập:
Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì phải làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
==> Do đó, nếu có nhu cầu thành lập công ty dịch vụ kiểm toán, quý khách cần chuẩn bị trước hết tất cả các điều kiện đã nếu bên trên và tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh tại Bước 2;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;
- Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Giấy tờ tài liệu khác do Bộ tài chính yêu cầu.
Thời gian xử lý
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lệ phí nhà nước
Theo quy định tại khoản 1- Điều 3 – Thông tư 271/2016/TT-BTC thì mức lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán: Cấp lần đầu 4.000.000 đồng/lần thẩm định.
Phạm vi hoạt động của công ty dịch vụ kiểm toán
Theo quy định tại Điều 40 – Luật Kiểm toán độc thì phạm vi hoạt động của công ty dịch vụ kiểm toán là:
- Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.
- Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;
- Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
- Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
- Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
1. Treo bảng hiệu
Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.
2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)
Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.
=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.
3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.
4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế
Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.
Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.
5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
- Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
- Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.
=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.
7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm
Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:
Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm |
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm |
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]