Thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối bán buôn, phân phối bán lẻ, cung cấp dịch vụ logistics… hàng hóa theo quy định của Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Vậy trường hợp nào cần tiến hành thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương, mời quý bạn đọc tham khảo quy định dưới đây.

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cùng Việt Luật
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cùng Việt Luật

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP KINH DOANH

Theo quy định tại Điều 14 – Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Quản lý ngoại thương thì Giấy phép kinh doanh được điều chỉnh khi có thay đổi trong các nội dung sau:

  1. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
  2. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;
  3. Hàng hóa phân phối;Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
  4. Các nội dung khác.

Lưu ý:

  • Hồ sơ điều chỉnh được nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày được có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung tại khoản 1, khoản 2 ở trên.
  • Trường hợp doanh nghiệp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh. Trường hợp điều chỉnh giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng khi doanh nghiệp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính trong cùng tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Tài liệu cần cung cấp

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Kế hoạch kinh doanh:
    • Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh;
    • Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động;
    • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  • Kế hoạch tài chính:
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên;
    • Giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
    • Kèm theo tài liệu về tài chính.
  • Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
  • Tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;
  • Bản gốc Giấy phép kinh doanh cũ.

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

  • Hồ sơ sẽ được scan màu và nộp trực tuyến tại cổng dịch vụ công nơi công ty đặt trụ sở;
  • Sau khi có phản hồi từ cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ sẽ được gửi bằng đường bưu điện tới cơ quan cấp phép;
  • Đóng lệ phí là 1.500.000

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

  • Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đến.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (2 bình chọn)