Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng, điều kiện và thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
ĐỐI TƯƠNG VÀ ĐIỀU KIỆN BÁN RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ
Đối tượng bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là thủ tục tục bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức muốn bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Theo đó, các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán karaoke hay thậm chí là một doanh nghiệp đều bắt buộc phải đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Theo quy định tại Điều 14 – Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện để được bán rượu tiêu dùng tại chỗ là:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh;
- Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu;
- Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
Theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn nhỏ hơn 5,5 độ phải làm thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc đăng ký với Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp quận/huyện => Do đó, thủ tục cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại đã bị bãi bỏ.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BÁN RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ KỂ TỪ NĂM 2024
Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan
Bước 2: Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
- Bản sao giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rượu (giấy phép phân phối rượu, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu…).
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp quận/huyện, nơi thương nhân đặt trụ sở kinh doanh.
Ví dụ:
Công ty A là thương nhân kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ có trụ sở tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh thì Công ty A nộp hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ tới Phòng Kinh tế quận 7.
Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
Trong thời gian từ 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng phải xét duyệt và đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Trường hợp từ chối đơn đăng ký, cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ lý do và trả lời thương nhân bằng văn bản.
Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ tới thương nhân trong vòng 3 ngày việc tính từ thời điểm tiếp nhận đơn đăng ký.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN BÁN RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ
Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 18 – Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ bao gồm:
- Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
- Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác;
- Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu;
- Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]