Đăng ký bản quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ được hiểu là việc cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Cục Bản quyền Tác giả để cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả đối với các tác phẩm sáng tạo của họ. Khi một tác phẩm được đăng ký bản quyền, người sở hữu bản quyền sẽ có quyền kiểm soát việc sao chép, phân phối và sử dụng tác phẩm đó.
CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ (kể từ ngày 01/03/2024)
- Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;
- Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 sửa đổi;
- Luật sở số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ.
- Luật sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 sửa đổi;
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả quyền liên quan;
- Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
CĂN CỨ PHÁT SINH QUYỀN TÁC GIẢ (kể từ ngày 01/03/2024)
Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 6 – Luật số hữu trí tuệ 2005 thì:
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
“TÁC GIẢ” THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:
a. Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
b. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
c. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
d. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.
CÁC LOẠI TÁC PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ => nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ theo 2 mục trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ (kể từ 01/03/2024)
Bước 1: Việt Luật tư vấn các thủ tục có liên quan dựa trên nhu cầu của khách hàng
Khách hàng chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Giấy tờ cá nhân của tác giả tạo ra phần mềm (sao y, chứng thực).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (sao y, chứng thực).
- 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử) hoặc 02 bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
- Các giấy tờ liên quan khác ví dụ như:
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
- Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ và gửi tận nơi cho khách ký tên
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
- Theo mẫu của quy định pháp luật;
- Có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;
- Thời gian hoàn thành;
- Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;
- Có tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;
- Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
- Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.
- Có tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ.
- Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ;
- Mẫu tác phẩm (02 bản, tác giả ký nháy ở mỗi trang)
- Các hồ sơ đính kèm (02 bản, ký tên, đóng dấu (nếu có)).
Bước 3: Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ được nộp tại:
- Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
- Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Thời gian xử lý: 45 – 60 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 4: Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Theo quy định tại Điều 8 – Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Tin tức thời sự thuần túy (thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo);
- Văn bản hành chính bao gồm:
- Văn bản của cơ quan nhà nước;
- Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Văn bản của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu, bao gồm:
- Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;
- Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;
- Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;
- Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;
- Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.
THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Theo quy định tại Điều 27 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 và được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 – Điều 1 – Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả là:
- Đối với quyền nhân thân (chi tiết dưới đây) được bảo hộ vô thời hạn:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Đối với quyền nhân thân (Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) và quyền tài sản được bảo hộ như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
- Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
- Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
- Tác phẩm không thuộc loại hình quy định như trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
- Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Tham khảo thêm: Thành lập công ty trọn gói – Theo quy định mới nhất
Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]