Thủ tục cấp tên định danh theo quy định mới nhất

Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại phải được cấp Giấy chứng nhận tên định danh bởi Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin). Thủ tục cấp Giấy chứng nhận tên định danh ra sao? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG TÊN ĐỊNH DANH

Đặc điểm của tên định danh
Đặc điểm của tên định danh
  1. Tên định danh (Brandname) không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng;
  2. Không phân biệt chữ hoa, chữ thường; không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.
  3. Tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong Hệ thống tên định danh quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp và có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp.

Lưu ý: Nguyên tắc thực hiện: Bình đẳng, không phân biệt đối xử; đăng ký trước được quyền sử dụng trước; tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc không dùng dấu trong tiếng Việt.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP TÊN ĐỊNH DANH

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị hồ sơ

Đối với tổ chức:

  • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản khai đăng ký tên định danh
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Đối với cá nhân:

  • Bản sao CCCD hoặc hộ chiếu
  • Bản khai đăng ký tên định danh
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Dịch vụ Việt Luật
Dịch vụ Việt Luật

Hình thức nộp hồ sơ:

  • Trực tuyến tại: tendinhdanh.ais.gov.vn
  • Trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin)

Lệ phí nhà nước:

Theo Thông tư 269/2016/TT-BCT thì lệ phí cấp lần đầu là 200.000 VNĐ/lần cấp

Trình tự xử lý: Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp tên định danh hoặc không cấp nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện.

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CẤP TÊN ĐỊNH DANH

Mẫu báo cáo

  • Tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh có hách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 04 hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
  • Doanh nghiệp viễn thông được cấp tên định danh có trách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 05 hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
  • Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tin nhắn có trách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 06 hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

Thời hạn, hình thức báo cáo

  • Báo cáo định kỳ hàng năm thực hiện trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo, thời gian chốt số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
  • Báo cáo (thông tin chi tiết về cách thức báo cáo được đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin)) theo hình thức gửi bản mềm có xác thực gửi về hòm thư điện tử [email protected] và cập nhật vào Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia.

PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN TÊN ĐỊNH DANH

Theo quy định tại Điều 95 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP

“Điều 95. Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại quảng cáo, dịch vụ nội dung qua tin nhắn

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Không cung cấp công cụ, ứng dụng cho phép người sử dụng tự chủ động ngăn chặn thư điện tử rác và phản ánh về thư điện tử rác;

d) Không có biện pháp chặn, lọc, cập nhật danh sách các nguồn phát tán thư điện tử rác hoặc không có giải pháp để tránh mất mát và ngăn chặn nhầm thư điện tử của người sử dụng;

đ) Không giám sát, kiểm soát, rà quét hệ thống máy chủ thư điện tử của mình để đảm bảo không trở thành nguồn phát tán thư điện tử rác;

e) Không báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

e) Không xây dựng, cập nhật, cung cấp và chia sẻ danh sách đen địa chỉ IP/tên miền phát tán thư điện tử rác dùng chung cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) và các doanh nghiệp viễn thông, Internet khác.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

l) Không cung cấp cho người sử dụng các công cụ, ứng dụng để phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và cho phép người sử dụng chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác;

m) Không cung cấp, cập nhật và chia sẻ các mẫu tin nhắn rác dùng chung cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) và các doanh nghiệp viễn thông khác;

n) Không chặn lọc các địa chỉ IP/tên miền phát tán hoặc bị lạm dụng phát tán thư điện tử rác thuộc quyền quản lý của mình;

o) Không thực hiện các biện pháp đánh giá tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên mạng viễn thông của mình.

3a. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các tên định danh không phải do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp hoặc đã được Bộ Thông tin Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp cho tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh đó cho phép hoặc sử dụng tên định sau khi bị thu hồi.

3b. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4a. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Không thực hiện các biện pháp ngăn chặn tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đến Danh sách không quảng cáo;

b) Không ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Không xây dựng, vận hành hệ thống kỹ thuật để phòng chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác;

d) Không xây dựng, kết nối hệ thống kỹ thuật quản lý tên định danh của mình tới Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia;

đ) Không thực hiện các nhiệm vụ điều phối ngăn chặn, xử lý thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các biện pháp nghiệp vụ khác theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).”

Như vậy, doanh nghiệp không nộp báo cáo theo quy định thì có thể bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Còn cá nhân sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các tên định danh không phải do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp hoặc đã được Bộ Thông tin Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp cho tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh đó cho phép hoặc sử dụng tên định sau khi bị thu hồi.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

 

5/5 - (5 bình chọn)