1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
2. MỤC ĐÍCH THÔNG BÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG
– Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về lao động, bảo hiểm xã hội và thuế.
– Giúp doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lự hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và chiến lược kinh doanh.
3. QUY TRÌNH THÔNG BÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG
Cách 1: Nộp hồ sơ online
Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia https://dichvucong.gov.vn/
Bước 2: Sử dụng thiết bị ký số USB Token để đăng nhập tài khoản. Đơn vị chưa có tài khoản thì đăng ký mới.
Lưu ý: Hệ thống yêu cầu tải và cài đặt Công cụ ký điện tử để xác thực thông tin chữ ký số.
Bước 3: Sau khi đăng nhập, chọn chức năng “Dịch vụ công trực tuyến“.
Bước 4: Chọn thủ tục, bấm vào “Nộp trực tuyến“.
Bước 5: Kê khai thông tin. Lựa chọn cơ quan nhận báo cáo là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Bước 6: Bấm vào nút “Đăng ký“ hệ thống sẽ tự ghi nhận thông tin.
Bước 7: Khi màn hình hiện lên bảng “Chúc mừng doanh nghiệp đã cập nhật thông tin cơ quan nhận báo cáo lao động thành công“ thì bấm nút “Thoát“ để kết thúc thủ tục.
Bước 8: Doanh ngiệp nhập biểu mẫu khai báo và gửi hồ sơ trên hệ thống bảo hiểm xã hội.
Bước 9: Cán bộ bảo hiểm xã hội. xử lý hồ sơ liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Bước 10: Cổng Dịch vụ công Quốc gia lấy dữ liệu lao động từ hệ thống cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội.
Bước 11: Cổng Dịch vụ công Quốc gia tự động gửi báo cáo về hệ thống một cửa của địa phương theo kì báo cáo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp
Áp dụng với doanh nghiệp không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Nơi nộp:
– Trường hợp thông thường: Gửi hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Trường hợp lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế: Gửi hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
4.THÔNG BÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG LẦN ĐẦU
Điều 16 Thông tư 28/2015/BLĐTNXH
Thời điểm thực hiện thông báo tình hình biến động lao động:1. Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/10/2015: Thực hiện thông báo tình hình biến động lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày 1/10/2015. 2. Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 1/10/2015: Thực hiện thông báo tình hình biến động lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập.
5. THÔNG BÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG HÀNG THÁNG
Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
Thông báo tình hình biến động lao động:
1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
6. THÔNG BÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG KHÔNG THEO ĐỊNH KỲ
Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
7. CHẾ TÀI KHI VI PHẠM THÔNG BÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG
Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
2. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;
b) Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]
Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết:
Ms Đặng Thị Thu Sương
Điện thoại: 0934234777 |
Mr. Huỳnh Mẫn Email: [email protected] Language: English. |