Thành lập công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ năm 2023

Công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ là ngành, nghề kinh doanh được ưa chuộng hiện nay. Trong thời đại hiện nay, vấn đề an ninh và bảo vệ đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp và tổ chức. Cùng với sự gia tăng của các hoạt động tội phạm và nguy cơ an ninh, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ đang ngày càng tăng lên. Vì vậy, việc thành lập một công ty dịch vụ bảo vệ là một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn và có tiềm năng lớn. Đây là lĩnh vực cung cấp các giải pháp bảo vệ toàn diện cho các khách hàng, từ bảo vệ toà nhà, văn phòng cho đến bảo vệ cá nhân và tài sản. Trong bài viết này, mời quý bạn đọc cùng Việt Luật tìm hiểu về quá trình thành lập và phát triển một công ty dịch vụ bảo vệ:

Cơ sở pháp lý của thủ tục thành lập công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

Thủ tục, trình tự thành lập công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ

thành lập công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ

Bước 1: Chuẩn bị thông tin 

Dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Đầu tư, dưới đây là một số thông tin cần cung cấp trong việc thành công ty dịch vụ bảo vệ.

  • Loại hình Doanh nghiệp: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần (3 cổ đông trở lên), Công ty Hợp danh;
  • Ngành, nghề kinh doanh: Hoạt động bảo vệ tư nhân (Mã ngành 8010);
  • Tên công ty => Quý khách tham khảo cách đặt tên Doanh nghiệp tại Quy định về việc đặt tên Doanh nghiệp mới nhất
  • Vốn điều lệ => Không có quy định về vốn pháp định, tự do chọn số vốn phù hợp với điều kiện tài chính của chủ Doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở => Không được lấy chung cư làm địa chỉ trụ sở;
  • Người đại diện theo pháp luật => Cung cấp bản sao y chứng thực CCCD/Hộ chiếu;
  • Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông => Cung cấp bản sao y chứng thực CCCD/Hộ chiếu.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền;
  • Bản CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và đại diện theo pháp luật và cá nhân nộp hồ sơ.

Hình thức nộp hồ sơ: Trực tuyến

Thời gian giải quyết: 3 -5 ngày làm việc

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp và Thông báo về cơ quan thuế quản lý

Thành lập công ty cung cấp dịch vụ bảo vệGiấy thông báo cơ quan thuế quản lý

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

Vì đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cho nên sau khi nhận được giấy phép, chủ Doanh nghiệp phải tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tư. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo quy định mới nhất là:

1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

  • Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
  • Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
  • Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đi với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

  • Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

Biển hiệu công ty là các thức giới thiệu thông tin doanh nghiệp thể hiện bằng hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Quý khách liên hệ cơ sở in ấn, làm bảng hiệu gồm thông tin dưới đây và treo tại trụ sở công ty.

  • Tên Công ty;
  • Mã số thuế;
  • Địa chỉ;
  • Logo, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Lưu ý:

  • Chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo
  • Kích thước biển hiệu chỉ được làm theo các khuôn khổ sau:
    • Đối với biển hiệu ngang, chiều cao tối đa là 2 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
    • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1 m, chiều cao tối đa là 4 mét nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

Theo quy định tại Điểm c – Khoản 2 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

Việc không treo bảng hiệu tại trụ sở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

Bảng giá Token - Chữ ký số
Bảng giá Token – Chữ ký số

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là một giải pháp hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng yêu cầu của pháp luật.

Tham khảo phí dịch vụ dưới đây

Bảng giá hóa đơn điện tử
Bảng giá hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

9. Đăng ký bảo hiểm cho người lao động

Bước 1: Lập và nộp hồ sơ

  • Người lao động: Lập mẫu TK1-TS nộp cho Doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã BHXH; hướng dẫn người lao động lập mẫu TK1-TS

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định Bước 3: Nhận kết quả bao gồm Sổ BHXH, thẻ BHYT

10. Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của công ty

Mục đích của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của công ty là:

  • Nhận diện thương hiệu riêng của công ty trong vô ngàn các đối thủ khác;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách liên hệ theo thông tin bên dưới để Việt Luật hỗ trợ tư vấn.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)