So sánh phương pháp thuế khấu trừ và trực tiếp

Hiện nay, có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là thuế GTGT), đó là phương pháp tính trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế. Sở dĩ có sự phân loại phương pháp kê khai là xuất phát từ đặc thù ngành nghề kinh doanh, cách thức tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp. Vậy hai phương pháp này có gì giống và khác nhau? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

KÊ KHAI THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ

Đối tượng áp dụng:

Về phương pháp khấu trừ, được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp với đa dạng mô hình kinh doanh khi doanh nghiệp thoả mãn điều kiện: thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ đồng thời thoả các trường hợp quy định tại khoản 1, điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

  • Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên.
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay (trường hợp này có thể tham khảo Thông tư 103/2014/TT-BTC về thuế nhà thầu).

Lưu ý:

  • Chỉ tiêu này do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT.
  • Trường hợp kết quả xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm 2014, 2015, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Khai thuế GTGT

Mẫu 04/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Khi nào nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ?

Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là khi thuế GTGT bán ra trừ thuế GTGT mua vào có sự chênh lệch không nhiều, vì vậy số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Thường là các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0% (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng chịu thuế suất 0%); doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT (Xem chi tiết tại công việc Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng). Các doanh nghiệp này có thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào.
  • Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng). Vì vậy, khi áp dụng phương pháp khấu trừ, các doanh nghiệp này không phát sinh số thuế GTGT phải nộp.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào và hóa đơn GTGT bán hàng tương ứng, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp). Nư vây, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp là không đáng kể.

KÊ KHAI THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

Đối tượng áp dụng:

  • Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Doang nghiệp không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ;
  • Doanh nghiệp chế tác vàng bạc đá quý;
  • Hộ kinh doanh cá thể.

Lưu ý:

1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.

  • Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
  • Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Khai thuế GTGT

Mẫu 01/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Khi nào nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp?

Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra, do đó nếu áp dụng phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Thường là các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra).

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẾ KHẤU TRỪ VÀ TRỰC TIẾP

Ưu điểm

Phương pháp khấu trừ

• Được khấu trừ số tiền thuế GTGT đầu vào.
• Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được hoàn thuế.
• Chủ động trong việc cân đối số thuế GTGT phải nộp.

Phương pháp trực tiếp

Không cần đầu vào phải là hoá đơn GTGT.

Nhược điểm

Phương pháp khấu trừ

• Phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy định.
• Yêu cầu cao về chuyên môn kế toán.

Phương pháp trực tiếp

• Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải hạch toán thẳng vào chi phí dẫn đến giá thành cao.
• Không được hoàn thuế đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (3 bình chọn)