So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm 2 loại hình nhỏ đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Phân biệt 2 loại hình này như thế nào, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

8 ĐIỂM GIỐNG NHAU CỦA CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ 2 THÀNH VIÊN

sự khác nhau giữa công ty tnhh 1 thành viên và 2 thành viên
Những điểm giống nhau giữa công ty TNHH MTV và 2 TV trở lên

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, thì 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên có những điểm giống sau:

  1. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp chuyển đổi lên loại hình công ty cổ phần;
  3. Chủ sở hữu/Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  4. Được tự do chuyển nhượng vốn;
  5. Được phát hành trái phiếu để huy động vốn;
  6. Không bắt buộc thành lập ban kiểm soát;
  7. Tăng giảm vốn điều lệ theo nhu cầu của công ty. Theo đó việc giảm vốn điều lệ chỉ có thể thực hiện sau 02 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện cụ thể (trừ trường hợp thành viên công ty không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty);
  8. Các thủ tục liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp tương tự nhau.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ 2 THÀNH VIÊN

Về số lượng thành viên

  • Công ty TNHH 1 thành viên: 1 thành viên góp vốn là chủ sở hữu công ty, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
  • Công ty TNHH 2 thành viên: có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Về cơ cấu tổ chức

  • Công ty TNHH 1 thành viên:
    • Đối với chủ sở hữu là cá nhân: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
    • Đối với chủ sở hữu là tổ chức:
      • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
      • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Công ty TNHH 2 thành viên: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Về người đại diện theo pháp luật

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Nếu điều lệ công ty không có quy định thì Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty.

Về thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ

Tăng vốn điều lệ

  • Công ty TNHH 1 thành viên:
    • Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn;
    • Huy động thêm vốn góp của người khác
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
    • Tăng vốn góp của thành viên;
    • Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Giảm vốn điều lệ

  • Công ty TNHH 1 thành viên:
    • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
    • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
    • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
    • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
    • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Về việc chuyển nhượng phần vốn góp

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Trừ các trường hợp đặc biệt bên dưới thì thành viên công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác, các trường hợp đặc biệt bao gồm:
    • Công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại;
    • Thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
    • Thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI LỰA CHỌN LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN HOẶC 2 THÀNH VIÊN

Ưu điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên:
    • Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn.
    • Chủ đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ, vì vậy hạn chế được rủi ro khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Công ty TNHH 2 thành viên:
    • Giới hạn số lượng tối đa là 50 thành viên, thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty dễ dàng hơn, không quá phức tạp như công ty cổ phần.
    • Thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
    • Dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Không huy động vốn vì không phát hành được cổ phiếu, quy mô kinh doanh nhỏ hơn.
  • Công ty TNHH 2 thành viên: Không huy động vốn vì không phát hành được cổ phiếu, giới hạn 50 thành viên có thể sẽ bị bỏ lỡ một số cơ hội từ các nhà đầu tư khác, quy mô kinh doanh nhỏ hơn. Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác nên uy tín với đối tác sẽ bị ảnh hưởng.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (KỂ TỪ 16/08/2023)

Thành lập công ty
Thành lập công ty của Việt Luật

Hồ sơ cần cung cấp:

Đối với cá nhân: Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu

Đối với tổ chức:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền

Lưu ý: Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (trường hợp công ty có thành viên, chủ sở hữu là tổ chức)
  • Văn bản ủy quyền phần vốn góp (trường hợp công ty có thành viên, chủ sở hữu là tổ chức)
  • Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ (trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp được)

Hình thức nộp hồ sơ: Trực tuyến

Thời gian xử lý: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tham khảo thêm Thành lập công ty trọn gói

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)