Quy trình xin Giấy phép cơ sở bán lẻ tại Sở Công Thương

Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, muốn mở cơ sở bán lẻ phải Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Dưới đây là điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép cơ sở bán lẻ tại Sở Công Thương. Mời quý bán đọc tham khảo.

Điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

ĐIỀU KIỆN LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Theo quy định tại Điều 22 – Nghị định 09/2018/ quy định chi tiết Luật Thương Mại và Luật Quản lý ngoại thương thì điều kiện lập cơ sở bán lẻ bao gồm:

Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

  • Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

Đáp ứng các điều kiện quy định của lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.

b) Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

  • Đáp ứng các điều kiện quy định của lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
  • Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI KIỂM TRA NHU CẦU KINH TẾ (ENT)

Kiểm tra nhu cầu kinh

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 23 – Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương Mại và Luật Quản lý ngoại thương là:

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.

Như vậy, nếu lập cơ sở bán lẻ thứ 2 trở đi bắt buộc phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.

Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế

  • Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
  • Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
  • Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
  • Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
  • Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:
    • Tạo việc làm cho lao động trong nước;
    • Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;
    • Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;
    • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 26 – Nghị định 09/2018/ quy định chi tiết Luật Thương Mại và Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn của Giấy phép bán lẻ là:

a) Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;

c) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP BÁN LẺ KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP PHẢI KIỂM TRA NHU CẦU KINH TẾ (ENT)

Dịch vụ của Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

Việt Luật tự tin với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việt Luật sẽ mang đến quý khách những trải nghiệm xứng đáng. Dịch vụ Việt Luật cung cấp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tư vấn pháp lý và khách chuẩn bị hồ sơ

Tài liệu cần cung cấp

  • Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính (Báo cáo tài chính có kiểm toán của năm gần nhất; chứng thư ngân hàng)
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh doanh nghiệp không còn nợ thuế.
  • Dự thảo kế hoạch kinh doanh
  • Dự thảo kế hoạch tài chính (Lưu ý rằng vốn điều lệ đăng ký và vốn hiện có phải phù hợp với kế hoạch tài chính).
  • Hợp đồng thuê cơ sở bán lẻ và các tài liệu khác có liên quan.

Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ và hướng dẫn khác ký tên

Thành phần hồ sơ bao gồm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu 04);
  • Bản giải trình có nội dung:
    • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
    • Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
    • Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
  • Các tài liệu đã nêu bên trên.

Bước 3: Việt Luật nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Hình thức gửi hồ sơ: trực tiếp, bưu điện, trực tuyến.

Trình tự xử lý:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
    • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
    • Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương;
    • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ TRƯỜNG HỢP PHẢI KIỂM TRA NHU CẦU KINH TẾ (ENT)

Dịch vụ xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của Việt Luật

Bước 1: Tư vấn pháp lý và khách chuẩn bị hồ sơ

Tài liệu cần cung cấp

  • Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính (Báo cáo tài chính có kiểm toán của năm gần nhất; chứng thư ngân hàng)
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh doanh nghiệp không còn nợ thuế.
  • Dự thảo kế hoạch kinh doanh
  • Dự thảo kế hoạch tài chính (Lưu ý rằng vốn điều lệ đăng ký và vốn hiện có phải phù hợp với kế hoạch tài chính).
  • Hợp đồng thuê cơ sở bán lẻ và các tài liệu khác có liên quan.

Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ và hướng dẫn khác ký tên

Thành phần hồ sơ bao gồm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu 04);
  • Bản giải trình có nội dung:
    • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
    • Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
    • Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
  • Các tài liệu đã nêu bên trên.

Bước 3: Việt Luật nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Bước 4: Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện về việc lập cơ sở bán lẻ, thì Cơ quan cấp Giấy phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT.

Điều 24. Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT)

1. Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.

3. Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT này phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó.

Trình tự xử lý:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT thì trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

  • Định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu số 13.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án lập cơ sở bán lẻ, Giấy phép kinh doanh bị thu hồi;

b) Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là giả mạo;

c) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

d) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

đ) Ngừng hoạt động bán lẻ tại cơ sở bán lẻ quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

e) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong 24 tháng liên tiếp;

g) Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)