Quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh tại TP.HCM năm 2024

Quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh tại TP.HCM năm 2024- Những điều cần biết

1.CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020;

Nghị định số: 01/2021/NĐ-CP

2.THÀNH LẬP CÔNG TY, DOANH NGHIỆP  

2.1 Loại hình công ty, doanh nghiệp

– Công ty TNHH 1 thành viên

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Công ty cổ phần

– Doanh nghiệp tư nhân

2.2 Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp

Điều kiện 1: Tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

– Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

(Xem them thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Điều kiện 2: Địa chỉ trụ sở

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

Điều kiện 3: Vốn điều lệ

  • Nhiều ngành nghề pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn phù hợp với khả năng tài chính của mình.
  • Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, thời gian để các cổ đông góp đủ vốn đăng ký mua là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện 4: Người đại diện theo pháp luật của công ty

Chức danh làm đại diện theo pháp luật của công ty có thể là: Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, hoặc các chức danh quản lý khác được quy định tại điều lệ công ty.

2.3 Quy trình thành lập công ty, doanh nghiệp

Bước 1: Soạn hồ sơ và giấy tờ cần cung cấp

Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân góp vốn, người đại diện theo pháp luật (của công ty dự kiến thành lập);

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân góp vốn, người đại diện theo pháp luật (của công ty dự kiến thành lập);

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách cổ đông

– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của cổ đông, người đại diện theo pháp luật (của công ty dự kiến thành lập);

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân

 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

– Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

–  Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

– Lệ phí: phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần

Bước 3; Thực hiện những công việc khác sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

– Nộp thuế, lệ phí môn bài

  • Vốn điều lệ > 10 tỷ => Đóng 3 triệu/ năm
  • Vốn điều lệ < 10 tỷ => Đóng 2 triệu/ năm

3.THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

3.1 Phân loại

– Hộ kinh doanh cá thể

– Hộ kinh doanh có sự góp vốn từ các thành viên trong hộ gia đình

3.2 Quy trình thành lập hộ kinh doanh

Bước 1: Chọn tên hộ kinh doanh

– Hộ kinh doanh có tên riêng gồm hai thành tố theo cấu trúc: “Hộ kinh doanh”+”Tên hộ kinh doanh”

– Tên riêng hộ kinh doanh sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt cùng với các chữ F, J, Z, W, chữ số, ký hiệu đi kèm;

– Không được sử dụng các cụm từ Công ty, doanh nghiệp;

– Không được sử dụng ngôn ngữ vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục để đặt tên cho Hộ Kinh Doanh;

– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với phạm vi cùng huyện.

Bước 2: Soạn hồ sơ và giấy tờ cần cung cấp

Hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh có sự góp vốn từ các thành viên trong hộ gia đình
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

– Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu hợp lệ của chủ hộ kinh doanh.

– Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ (đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh, không cần công chứng).

 

– Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu hợp lệ của thành viên trong hộ gia đình.

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.

– Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

– Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

– Bản sao chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Bước 3: Nộp hồ sơ

– Người đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể có thể gửi Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trực thuộc địa điểm kinh doanh => Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.

– Trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ tiến hành trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Nếu sau 03 ngày làm việc mà người đăng ký kinh doanh hộ gia đình không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ, họ có quyền tiến hành khiếu nại.

Lệ phí thành lập hộ kinh doanh cá thể: 100.000 đồng

Dịch vụ của Việt Luật

4.ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

Ưu điểm Nhược điểm
Thành lập công ty, doanh nghiệp –          Về mục tiêu kinh doanh: Một doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện nhiều ngành nghề cùng một lúc, có thể thực hiện các ngành nghề đặc thù mà không phải một cá nhân nào cũng có thể thực hiện được.

–          Về mặt pháp lý: Tất cả các loại hình công ty đều được pháp luật công nhận và bảo hộ. Pháp luật doanh nghiệp xây dựng sẵn những hành lang pháp lý giúp hoạt động của công ty trở nên rõ ràng, minh bạch, đáng tin cậy hơn.

–          Về việc tự chọn nhân viên: Có thể dễ dàng lựa chọn những người lao động phù hợp với yêu cầu tuyển dụng để góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh được vận hành tốt hơn.

–          Trong hoạt động kinh doanh: Khi thực hiện hoạt động kinh doanh dưới mô hình doanh nghiệp được thành lập hợp pháp sẽ giúp các đối tác, khách hàng tin tưởng hơn. Tạo nên sự chuyên nghiệp và minh bạch trong kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quyền phát hành hóa đơn điện tử, đây cũng là giấy tờ tài chính quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh hiện hành.

–          Dễ dàng mở rộng quy mô và đạt được thành công hơn: Nếu có sự định hướng đúng và đủ, cũng như các yếu tố về chăm chỉ, chiến lược,… thì công ty sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công và lợi ích về kinh tế trong tương lai.

–          Thời gian và khối lượng công việc nhiều hơn: Điều này đôi khi có thể gây mệt mỏi về mặt tinh thần và thể chất khi phải đối diện áp lực công việc quá lớn.

–          Không có người dẫn dắt: Một người khởi nghiệp phải tự học hỏi, tự tìm lời giải đáp ra tất cả vấn đề của mình. Phần lớn chủ sở hữu của một công ty khởi nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu. Để thành công, họ phải thử và mắc sai lầm, sau đó tìm ra những giải pháp, hướng đi phù hợp hơn cho doanh nghiệp.

–          Xây dựng mọi thứ từ vạch xuất phát: Việc thành lập một công ty mới có nghĩa là bạn phải thực hiện xây dựng mọi thứ từ đầu. Từ các thủ tục pháp lý thành lập công ty, đến việc xây dựng nội bộ công ty, phát triển kinh doanh với đối tác, các thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh… bạn đều phải thực hiện đầy đủ và chính xác nhất.

–          Có nguy cơ thất bại: Đối với chủ một doanh nghiệp, từ thất bại rất nặng nề. Bạn có thể sẽ cảm thấy thật tồi tệ vì việc kinh doanh không được thuận lợi, vì làm mất tiền của bản thân và của gia đình. Thậm chí có nhiều người sẽ bị rơi vào trầm cảm trong một thời gian dài.

 

Thành lập hộ kinh doanh –          Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh gọn, thời gian được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngắn.

–          Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc về cơ cấu tổ chức, quản lý của hộ kinh doanh.

–          Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán

–          Đối tượng thành có quyền thành lập hộ kinh doanh rộng hơn đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp.

–          Nếu có nhu cầu thì hộ kinh doanh hoàn toàn có thể đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp.

–          Số lượng lao động của hộ kinh doanh đã không còn hạn chế.

–          Hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm.

–          Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu.

–          Cá nhân/ thành viên hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ tài sản phát sinh của hộ kinh doanh.

–          Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT.

–          Quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

–          Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

–          Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

 

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

 

 

5/5 - (2 bình chọn)