Quy trình thành lập cơ sở giáo dục phổ thông vốn nước ngoài

Việt Nam cam kết tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Với những tiềm năng và lợi ích, lĩnh vực giáo dục Việt Nam là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập cơ sở giáo dục phổ thông cần lưu ý những điểm gì? Mời bạn đọc tham khảo quy định sau.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC VỐN NƯỚC NGOÀI

Thời hạn hoạt đông của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có được trên năm mươi năm được quy định tại Điều 30 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:

Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời hạn hoạt đông của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là không quá 50 năm tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VỐN NƯỚC NGOÀI

Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục phổ thông vốn nước ngoài
Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục phổ thông vốn nước ngoài

Về vốn đầu tư

Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 35 – Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì đối với trường hợp thành lập cơ sở giáo dục phổ thông vốn nước ngoài thì dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.

Về cơ sở vật chất

Theo quy định tại Khoản 3 – Điều 36 – Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì khi thành lập cơ sở phổ thông vốn nước ngoài, cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;
  • Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;
  • Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;
  • Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;
  • Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường.

Về chương trình giáo dục

Theo quy định tại Điều 37 – Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì về chương trình giáo dục, cơ sở giáo dục phổ thông cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử;
  • Không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
  •  Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:
    • Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    • Chương trình giáo dục của Việt Nam của nước ngoài.

Lưu ý: Nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài:

  • Mục tiêu: Cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với các di sản lịch sử của dân tộc và truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước của cha ông. Đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết của người công dân: thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, có ý thức tự cường dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước;
  • Thời lượng: Không ít hơn 90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
  • Số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.

Đội ngũ nhà giáo

  • Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương;
  • Số lượng giáo viên ít nhất phải bảo đảm tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;
  • Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VỐN NƯỚC NGOÀI

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Đăng ký đầu tư

Tài liệu cần cung cấp:

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu của nhà đầu tư (đầy đủ các trang)
  • Bản sao kê hợp pháp số dư tài khoản của ngân hàng tối thiểu bằng số vốn đầu tư tại công ty.
  • Hợp đồng thuê văn phòng và các tài liệu khác có liên quan (01 bản).

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế

  • Giấy phép kinh doanh và Danh sách giám đốc (02 bản)
  • Báo cáo tài chính (có kiểm toán) 2 năm gần nhất hoặc chứng thư ngân hàng (01 bản)
  • Hộ chiếu của người đại diện ủy quyền phần vốn góp tại Việt Nam (03 bản)
  • Đề xuất dự án đầu tư (01 bản)
  • Hợp đồng thuê văn phòng và bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi thuê (đối với nhà trệt) hoặc giấy tờ chứng minh địa chỉ kinh doanh có chức năng kinh doanh văn phòng (đối với địa chỉ là nhà lầu) (01 bản)

Lưu ý:

  • Tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và chứng thực bản dịch.
  • Tài liệu Việt Nam phải được sao y chứng thực.
  • Thông tin và thủ tục trên áp dụng đối với ngành nghề đã được Việt Nam cam kết tại Biểu cam kết WTO.
  • Đối với Nhà đầu tư là tổ chức có quốc tịch Hồng Kong => Phải có bản Annual Return

Thành phần hồ sơ

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư, bao gồm các nội dung:
    • Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư;
    • Mục tiêu đầu tư;
    • Quy mô đầu tư;
    • Vốn đầu tư và phương án huy động vốn;
    • Địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện tại địa điểm thực hiện dự án;
    • Nhu cầu về lao động;
    • Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư;
    • Tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
    • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có).
  • Văn bản ủy quyền của Nhà đầu tư cho người đại diện nộp hồ sơ.
  • Các tài liệu cần cung cấp như đã nêu tại mục trên.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 3: Xin Giấy phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông vốn nước ngoài

Tài liệu cần cung cấp

  • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Đề án thành lập cơ sở giáo dục;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định.
  • Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;
  • Văn bản chứng minh tài chính.

Trình tự xử lý

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua thư điện tử cho nhà đầu tư;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời;
  • Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

Lưu ý: Sau thời hạn 02 năm đối với cơ sở giáo dục kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin hoạt động 

Tài liệu cần cung cấp

  • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bản sao y Quyết định cho phép thành lập;
  • Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục;
  • Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện;
  • Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục:
    • Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;
    • Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);
    • Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;
    • Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;
    • Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;
    • Quy chế đào tạo;
    • Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);
    • Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;
    • Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;
    • Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

Trình tự xử lý

  • Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định => Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
  • Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 2 Hoa Phượng, P. 2, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại tư vấn: 08 3517 2345 (20 lines)

Hotline:  0934 234 777 (Ms. Sương) – 0936 234 777 (Mr. Mẫn)

5/5 - (2 bình chọn)