Quy định về phòng cháy chữa cháy ở chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên

Việc phòng cháy chữa cháy ở chung cư là trách nhiệm của tất cả mọi người. Bằng cách thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả, chúng ta có thể hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ xảy ra, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho cư dân. Mời bạn đọc cùng Việt Luật tìm hiểu các điều kiện trong việc phòng cháy chữa cháy ở chung cư trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy. 2001;
  • Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013;
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy;
  • Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy.

ĐIỀU KIỆN VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CHUNG CƯ

Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy ở chung cư
Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy ở chung cư

Theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục III – Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì chung cơ là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

Đối với nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên

Theo quy định tại Điều 20 – Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, được hướng dẫn bởi Điều 5 – Nghị định 136/2020/NĐ-CP v được hướng dẫn bởi Điều 5, Điều 11 –  Thông tư 149/2020/TT-BCA thì điều kiện về an toàn về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

  1. Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy;
    • Nội quy ATPCC bao gồm nội dung cơ bản sau:
      • Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt;
      • Quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
      • Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
      • Những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
    • Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC:
      • Phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà;
      • Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
    • Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
      • Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
      • Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
      • Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
    • Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn;
    • Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
  2. Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
  3. Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  4. Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy;
  5. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, gồm:
    • Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, gồm:
      • Thông tin báo sự cố (cháy, tai nạn; báo lỗi của hệ thống, thiết bị báo cháy), tình trạng hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở;
      • Đặc điểm của cơ sở có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
      • Lực lượng, phương tiện, hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ sở;
      • Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
      • Việc thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng;
      • Phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn của cơ sở;
      • Những thay đổi của cơ sở có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
      • Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.
    • Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm:
      • Các thiết bị (máy chủ, thiết bị phần cứng, hệ thống kết nối) trang bị tại cơ quan Công an ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
      • Thiết bị truyền tin báo sự cố trang bị tại cơ sở;
      • Phần mềm lưu trữ, xử lý thông tin cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy từ các cơ sở đến cơ quan Công an và giữa cơ quan Công an các cấp.
      • Kết nối, truyền dẫn dữ liệu, thông tin:
        • Thông tin báo sự cố của cơ sở được thực hiện thông qua thiết bị truyền tin báo sự cố và dịch vụ kết nối từ các cơ sở đến cơ quan Công an do các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tin báo sự cố thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật
        • Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và các thông tin báo sự cố phải được kết nối đồng bộ với phần mềm quản lý của cơ quan Công an;
        • Phải bảo đảm yêu cầu về an ninh, an toàn và bảo mật theo quy định.
  6. Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình.

Đối với nhà chung cư dưới 5 tầng

Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 5 – Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì đối với nhà chung cư dưới 5 tầng thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Mục số 1, 3, 4 của điều kiện đối nhà chung cư trên 5 tầng;
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Thủ tục thông báo đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
Thủ tục thông báo đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

Kể từ ngày 10/01/2021, Nghị định 136/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì không còn quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, mà thay vào đó là thông báo với cơ quan Công an quản lý về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.

Theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP về Danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan Công an quản lý thì Nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc đối tượng phải thông báo với cơ quan quản lý.

Thủ tục thông báo đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy ở chung cư dưới đây áp dụng với chung cư từ 5 tầng trở lên có khối tích từ 5.000 m3 trở lên và dưới 7 tầng.

Bước 1: Lập danh sách đội phòng cháy chữa cháy cơ sở

Bước 2: Tiến hành các cá nhận trong danh sách huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Bước 3: Lập phương án chữa cháy cơ sở

Theo mẫu số PC17 – Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Thành phần hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án PCCC

  • Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 19);
  • 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).

Cơ quan có thẩm quyền

a) Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;

c) Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều lực lượng Công an trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;

đ) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý;

e) Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý;

g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án chữa cháy của khu dân cư thuộc phạm vi quản lý; người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý; chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý.

Bước 4: Kiểm tra PCCC cơ sở

Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra.

Sau khi kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan sẽ lập Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC.

Bước 5: Lập hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC và thông báo với cơ quan có thẩm quyền

Thành phần hồ sơ

  • Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
  • Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu có);
  • Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

 

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)