Nộp báo cáo tài chính 2024 – Những điều cần lưu ý

Báo cáo tài chính là một tài liệu tổng hợp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định hoặc trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm các bảng báo cáo như bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo giải trình. Khi nào thì cần nộp báo cáo tài chính và cần lưu ý những điểm gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

ĐỐI TƯỢNG NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính

Đối tượng nộp báo cáo tài chính năm

Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.

Đối tượng lập báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên)

  • Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;
  • Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.

HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo tài chính năm

  • Bảng cân đối kế toán – Mẫu số B 01 – DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B 02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu B 03 – DN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính – Mẫ B 09 – DN

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ

  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ – Mẫu số B 01a – DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ – Mẫu số B 02a – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ – Mẫu số B 03a – DN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc – Mẫu số B 09a – DN

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược

  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ – Mẫu số B 01a – DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ – Mẫu số B 02b – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ – Mẫu số B 03b – DN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc – Mẫu số B 09b – DN

NHỮNG LƯU Ý KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể các hành vi lập và trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần lưu ý:

STT Hành vi Mức phạt
1 Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định. Phạt 05 -10 triệu đồng
2 Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
3 Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định. Phạt 10 – 20 triệu đồng
4 Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
5 Không lập báo cáo tài chính theo quy định. Phạt 20 – 30 triệu
6 Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
7 Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
8 Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt 40 – 50 triệu
9 Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
10 Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt nêu trên.

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2024

Những trường hợp không cần nộp báo cáo tài chính 2024
Những trường hợp không cần nộp báo cáo tài chính 2024

Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ 

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng:

  • Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: không quá 10 người.
  • Tổng doanh thu của năm: không quá 3 tỷ đồng.
  • Tổng nguồn vốn của năm: không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ:

  • Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: không quá 10 người.
  • Tổng doanh thu của năm: không quá 10 tỷ đồng.
  • Tổng nguồn vốn của năm: không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp được gộp kỳ kế toán 

Nếu kỳ kế toán năm đầu hoặc cuối ngắn hơn 90 ngày, có thể cộng dồn với kỳ kế toán liền kề trước hoặc sau để tính thành một kỳ kế toán năm. tuy nhiên kỳ kế toán sau khi gộp không được quá 15 tháng.

==> Doanh nghiệp mới thành lập không cần phải nộp báo cáo tài chính năm đầu tiên hoặc doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản không cần nộp báo cáo tài chính năm cuối cùng nếu kỳ tính thuế ngắn hơn 03 tháng được gộp kỳ kế toán theo quy định nêu trên.

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động 

Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

==> Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì không phải nộp báo cáo tài chính 2024.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

 

5/5 - (2 bình chọn)