Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) về việc tăng mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới sau ngày 01/7/2022, người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.
1. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng kể từ ngày 01/7/2022
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng được áp dụng kể từ ngày 01/7/2022 như sau:
Lưu ý: Đã có sự thay đổi về việc phân chia vùng so với quy định trước đây, cụ thể xem vùng I, II, III và IV tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
2. Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và nguyên tắc áp dụng phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, doanh nghiệp trả lương có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định có thể bị phạt tiền theo các mức sau đây:
– Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động ít nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng (nêu trên);
– Trả khoản tiền lãi của số tiền lương trả thiếu cho người lao động (cụ thể là số tiền trả thiếu so với mức lương tối thiểu vùng) tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
3. Người lao động cần làm gì khi doanh trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
Khi bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, người lao động có thể áp dụng những hướng giải quyết sau:
Thứ nhất, người lao động tiến hành khiếu nại
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động tiến hành khiếu nại như sau:
(1) Khiếu nại lần đầu đến doanh nghiệp về việc tiền lương được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
(2) Người lao động có thể khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính trong trường hợp:
– Không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của doanh nghiệp; hoặc
– Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết, cụ thể:
+ Quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý (hoặc quá 45 ngày đối với vụ việc phức tạp).
+ Quá 45 ngày lể từ ngày thụ lý đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn hoặc quá 60 ngày đối với vụ việc phức tạp.
(3) Người lao động có thể khởi kiện vụ án tại tòa án trong trường hợp:
– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc
– Quá thời hạn giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết, cụ thể:
+ Quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý (hoặc quá 60 ngày đối với vụ việc phức tạp).
+ Quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn (hoặc quá 90 ngày đối với vụ việc phức tạp).
Lưu ý: Trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Thứ hai, khởi kiện tại Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài lao động
Người lao động có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài lao động mà không cần tiến hành việc khiếu nại hoặc trong quá trình khiếu nại (bao gồm cả lần đầu và lần hai) nếu không đồng ý với quyết định giải quyết nại hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại (như hướng dẫn bên trên).
Cần lưu ý, việc người lao động khởi kiện ra Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài lao động về vấn đề tiền lương nên đây được xem là tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi nộp đơn khởi kiện.
Thư Viện Pháp Luật.