Ngành massage xoa bóp không còn là ngành kinh doanh có điều kiện về y tế.

Dịch vụ massage xoa bóp ra đời từ rất lâu và được xem là một cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực y tế nên chịu sự quản lý nhà nước về y tế trong suốt thời gian dài. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện kinh doanh đối với ngành này. Gần đây nhất là Nghị định 109/2016/NĐ-CP có quy định về điều kiện kinh doanh xoa bóp. Trước đó, Thông tư 11/2001/TT-BYT hướng dẫn về điều kiện hành nghề xoa bóp.

Ngành y tế bãi bỏ điều kiện đối với massage xoa bóp khi nào? 

Đến ngày 12/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ Điều 38 của Nghị định 109/2016 quy định về điều kiện của ngành massage xoa bóp. Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y Tế đã có công văn hướng dẫn về việc quản lý ngành massage xoa bóp theo hướng ngành này không còn chịu sự quản lý của ngành y tế. Sau đó, ngày 28/6/2019 Bộ Y tế ban hành Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ Thông tư 11/2001/TT-BYT.  Thế là ngành massage xoa bóp chính thức không còn là ngành kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực y tế.

 

Ngành massage xoa bóp phải đáp ứng điều kiện gì? 

Nói rằng kinh doanh dịch vụ massage xoa bóp không phải là ngành kinh doanh có điều kiện là không chính xác. Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư mới nhất 2020 vẫn liệt kê ngành massage xoa bóp là ngành kinh doanh có điều kiện. Vậy điều kiện đó là gì?

Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định ngành massage xoa bóp là ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự. Theo đó, cơ sở massage xoa bóp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Điều 25. Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề

1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.

6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.

8. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

9. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

10. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;

b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

c) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định tại các Điều 8, 11 và Điều 12 Nghị định này;

d) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);

đ) Sơ đồ khu vực kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

11. Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

12. Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.

13. Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

14. Đối với các cơ sở kinh doanh: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; vật liệu nổ công nghiệp; tiền chất thuốc nổ; ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; công cụ hỗ trợ; súng bắn sơn khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số súng quân dụng, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có) và có văn bản thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi cơ sở hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.

15. Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

16. Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Điều 30. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp có trách nhiệm:

1. Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.

2. Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

Lưu ý: 

Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Thủ tục đăng ký kinh doanh ngành massage xoa bóp 

Để đăng ký kinh doanh, chúng ta chỉ cần cung cấp bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hay hộ chiếu cùng với bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh nộp tại cơ quan cấp phép. Sau 3 ngày làm việc chúng ta sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

CMND

Khi đăng ký kinh doanh, chúng ta không cần phải đáp ứng bất ký điều kiện gì nêu trên cả. Việc đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự chúng ta thực hiện tại công an quận/huyện.

Việt Luật hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ massage xoa bóp. Vui lòng liên hệ số tổng đài 028.7777.5678 (20 lines) để tư vấn chi tiết.
Hotline: 0934.234.777 – 0936.234.777

 

Rate this post