Năm 2022 thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào ?

Kinh doanh bảo hiểm là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó, những doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép thành lập và hoạt động khi đã đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định và tiến hành thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt dộng đối với doanh nghiệp bảo hiểm sau đây:

Năm 2022 thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào ?
Năm 2022 thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào ?

1. Điều kiện được cấp phép

Căn cứ Điều 6 và Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP, điều kiện được cấp phép hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

Thứ nhất, điều kiện chung đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

– Phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

– Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

– Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

– Tổ chức tham gia góp vốn là DN bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật.

Thứ hai, điều kiện thành lập doanh nghiệp

Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập theo một trong hai loại hình sau:

– Công ty TNHH bảo hiểm;

– Công ty cổ phẩn bảo hiểm.

Trường hợp 1: Thành lập công ty TNHH bảo hiểm

Thành viên tham gia góp vốn thành lập phải là tổ chức.

– Đối với tổ chức nước ngoài:

+ Là DN bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của DN bảo hiểm nước ngoài được chính DN này ủy quyền để góp vốn thành lập DN bảo hiểm tại Việt Nam;

+ Có ít nhất 7 năm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;

+ Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

+ Không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

– Đối với tổ chức Việt Nam: Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Trường hợp 2: Thành lập công ty cổ phần bảo hiểm

– Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện như đối với tổ chức thành lập công ty TNHH bảo hiểm (nêu trên);

– 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của CTCP bảo hiểm dự kiến được thành lập.

2. Thủ tục cấp phép

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đối với công ty TNHH bảo hiểm: hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ quy định tại Điều 11 Nghị định 73/2016/NĐ-CP;

– Đối với công ty cổ phần bảo hiểm: hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ quy định tại Điều 12 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

Lưu ý:

– Hồ sơ được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao.

– Hồ sơ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh.

– Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

– Bản sao tiếng Việt và bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận.

Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tài Chính

Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 06 tháng kể từ ngày ra thông báo.

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho DN bảo hiểm.

Thư Viện Pháp Luật.

5/5 - (2 bình chọn)