Hộ kinh doanh có được kinh doanh vàng, trang sức hay không?

Hộ kinh doanh có được kinh doanh vàng, trang sức hay không? Theo một số nguồn tin, ước tính có khoảng 10.000 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý trên cả nước. Trong đó, số lượng hộ kinh doanh kinh doanh vàng chiếm tỷ trọng lớn. Ngày 03/04/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã quy định rõ chủ thể được sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phải là doanh nghiệp và cần đáp ứng các điều kiện riêng ở mỗi hoạt động. Mời bạn đọc tham khảo một số quy định dưới đây.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

ĐIỀU KIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ

Theo quy định tại Điều 5 – Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì điều kiện để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

ĐIỀU KIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ

Theo quy định tại Điều 8 – Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì điều kiện để mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

=> Theo như định trên thì các hộ kinh doanh không được sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Do đó, các hộ kinh doanh thành lập trước khi nghị định 24/2012/NĐ-CP ra đời bắt buộc phải chuyển đổi lên loại hình công ty/doanh nghiệp để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp/công ty được thực hiện theo quy trình dưới đây.

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH VÀNG SANG DOANH NGHIỆP/CÔNG TY

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị tài liệu và soạn thảo hồ sơ

Thành phần hồ sơ

Chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần 

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Lưu ý: Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Lưu ý: Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty hợp danh

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao của giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền và đóng bố cáo doanh nghiệp

Hồ sơ sẽ được trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Tông tư 47/2019/ TT-BTC lệ phí công bố thông tin là 100.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu bên dưới

Bước 5: Làm con dấu

Trong thời gian đợi kết quả, bạn có thể thiết kế logo hoặc mẫu dấu mà bạn thích, sau khi nhận được Giấy phép, Việt Luật sẽ hỗ trợ bạn đặt con dấu. Thông tin trên con dấu nên có (Vì Luật không quy định cụ thể):

  • Tên công ty
  • Mã số thuế
  • Quận, Thành phố
  • Logo (nếu có)

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Bước 6: Thực hiện những việc sau khi có Giấy phép

Dịch vụ của Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết:

Việt Luật - Chuyên Thành lập công ty & Đầu tư nước ngoài Việt Luật - Chuyên Thành lập công ty & Đầu tư nước ngoài
 Ms Đặng Thị Thu Sương

Điện thoại: 0934234777
Email: [email protected]
Viber/Zalo/Whatsapp: +84-934234777
Ngôn ngữ tư vấn: Tiếng Việt

Mr. Huỳnh Mẫn

Email: [email protected]
Phone/SMS: (+84)-0936234777
Viber, Zalo, Whatsapp: +84-936.234.777

Language: English.

5/5 - (1 bình chọn)