Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên có điểm gì khác nhau ?

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để kinh doanh sẽ có lợi hơn cho nhà đầu tư khi mà doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên đều là loại hình doanh nghiệp có một chủ sở hữu duy nhất. Vậy hai loại hình doanh nghiệp này giống và khác nhau điểm nào?

Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên có điểm gì khác nhau ?
Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên có điểm gì khác nhau ?

1. Định nghĩa Doanh nghiệp tư nhâncông ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty.

Từ 2 định nghĩa nói trên, có thể rút ra một số điểm tương đồng giữa doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (công ty TNHH MTV) như sau:

– Đều là loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp có liên quan;

– Được góp vốn thành lập bởi 1 chủ sở hữu.

2. Điểm khác nhau và ưu, nhược của DNTN và công ty TNHH MTV

Tiêu chí

DNTN

Công ty TNHH MTV

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Chủ sở hữu

Cá nhân (không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh, chủ DNTN khác)

(Điều 188)

– Cá nhân;

– Tổ chức.

(Khoản 1 Điều 74)

Vốn góp

– Do chủ sở hữu tự đăng ký;

– Không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

(Điều 189)

– Do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

– Chủ sở hữu phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(Điều 75)

Cơ chế chịu trách nhiệm

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

Tức là nếu tài sản của công ty không đủ để trả các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác thì chủ sở hữu sẽ phải dùng tài sản riêng của mình để giải quyết các khoản nợ này.

(Điều 188)

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

(Khoản 1 Điều 74)

Thay đổi vốn điều lệ

– Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán).

– Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

(Khoản 3 Điều 189)

– Có thể tăng vốn điều lệ bằng những cách sau:

+ Huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu;

+ Huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác.

Lưu ý: Trường hợp huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác thì công ty TNHH MTV phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

– Có thể giảm vốn điều lệ bằng những cách sau:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

(Điều 87)

Quyền phát hành trái phiếu

Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

(Khoản 2 Điều 188)

Có thể phát hành trái phiếu. Công ty TNHH MTV bị hạn chế quyền phát hành cổ phần.

(Điều 87)

Tư cách pháp lý

Không có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

(Khoản 2 Điều 74)

Cơ cấu tổ chức

– Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý;

– Chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật.

(Điều 190) 

– Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau đây:

+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+ Hội đồng thành viên (trong đó bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

(Điều 79)

Quyền chuyển nhượng vốn góp

Chủ sở hữu không có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư mà chỉ có quyền bán hoặc cho thuê DNTN cho cá nhân, tổ chức khác

(Điều 191 và Điều 192).

(Khoản 4 điều 188)       

Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty.

(Điều 76)

Ưu điểm

– Chủ sở hữu được toàn quyền trong việc quyết định mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

– Vì chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân là vô hạn nên có thể dễ dàng có được lòng tin từ khách hàng và các đối tác hơn (khách hàng hạn chế được tối đa rủi ro khi hợp tác).

– Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật hơn, có thể kiểm soát được rủi ro vì chỉ có duy nhất một người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn.

– Có tư cách pháp nhân nên chủ đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ, vì vậy hạn chế được rủi ro của chủ sở hữu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhược điểm

– Vì DNTN chỉ có một cá nhân, không có sự liên kết góp vốn; khó có thể đáp ứng ngay nhu cầu cần có vốn lớn để kinh doanh. Chính vì chỉ có một người duy nhất nên dễ xảy ra quyết định một chiều; thiếu tính khách quan.

– DNTN không có tư cách pháp nhân nên không được thực hiện một số giao kết mà pháp luật quy định.

– Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DNTN.

– Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với việc chi trả những khoản nợ do hoạt động phát sinh từ công ty ngay cả khi tuyên bố phá sản.

– Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty TNHH MTV khắt khe hơn DNTN.

– Bị hạn chế trong việc huy động vốn bởi công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phiếu.

– Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Thư Viện Pháp Luật.

5/5 - (1 bình chọn)