Điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Giấy phép hoạt động xây dựng là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cần tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Việt Luật mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây về điều kiện, thủ tục xin giấy phép xây dựng của nhà thầu nước ngoài.

Công trình xây dựng của nhà thầu nước ngoài

CƠ SỞ PHÁP LÝ (kể từ ngày 15/02/2024)

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Xây dựng 2014;
  • Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng 2014;
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng;
  • Thông tư số 38/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí… trong hoạt động xây dựng.

KHÁI NIỆM VỀ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

Theo quy định Khoản 12 – Điều 3 – Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì:

  • Nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch;
  • Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.
  • Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng.

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CHO NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

  • Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
  • Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
  • Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHO NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI (kể từ 15/02/2024)

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng

Bước 1: Tư vấn các quy định có liên quan đến hoạt động xây dựng của Nhà thầu nước ngoài

Bước 2: Hỗ trợ khách, hướng dẫn khách chuẩn bị hồ sơ 

Thành phần hồ sơ cần cung cấp

  • Kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
  • Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
  • Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu);
  • Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
  • Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình.

Lưu ý:

  • Tài liệu Việt Nam là bản sao y chứng thực.
  • Tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và công chứng bản dịch.

Bước 3: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Bước 4: Việt Luật thay mặt khách nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền:

  • Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng (bao gồm cả giấy phép điều chỉnh) cho nhà thầu nước ngoài thực hiện đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.
  • Trường hợp dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên thì cơ quan có thẩm quyền cấp là Sở Xây dựng thuộc địa phương nơi nhà thầu nước ngoài dự kiến đặt văn phòng điều hành.

Bước 5: Đóng lệ phí cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân được quy định như sau:

a) Mức thu lệ phí cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi:

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức: 1.000.000 đồng/chứng chỉ.

– Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.

b) Mức thu lệ phí cấp lại, bổ sung nội dung, điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí tại điểm a khoản này.

Bước 6: Việt Luật bàn giao kết quả cho khách hàng

Bước 7: Hỗ trợ sau dịch vụ nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn

TRƯỜNG HỢP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI HẾT HIỆU LỰC

Theo quy định tại Điều 105 – Nghị định15/2021/NĐ-CP thì giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực khi:

a) Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;

b) Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.

CÁC TRƯỜNG HỢP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG BỊ THU HỒI

Theo quy định tại Điều 106 – Nghị định15/2021/NĐ-CP thì giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài bị thu hồi khi:

a) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;

b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động xây dựng;

c) Giấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng;

d) Giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền.

Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài:

Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra => Gửi quyết định thu hồi => Tổ chức bị thu hồi phải nộp lại bản gốc Giấy phép hoạt động xây dựng trọng vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi => Trường hợp không gửi lại bản gốc => Cơ quan có thẩm quyền tuyên hủy giấy phép hoạt động xây dựng, gửi cho tổ chức/cá nhân bị tuyên hủy giấy phép hoạt động xây dựng, đồng thời gửi thông tin tới chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan để biết.

NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI CẦN LÀM GÌ KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG?

  • Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộp lại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;
  • Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;
  • Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng;
  • Thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;
  • Mua bảo hiểm:
    • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
    • Bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm;
    • Các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;
  • Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài;
  • Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;
  • Quy định về báo cáo: Chậm nhất vào ngày 16 tháng 12 hằng năm, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng và Sở Xây dựng nơi có dự án về tình hình thực hiện hợp đồng.
  • Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập – tái xuất; thanh lý hợp đồng; đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.

Dịch vụ của Việt Luật liên quan đến Nhà thầu nước ngoài 

  • Tư vấn điều kiện để được cấp Giấy phép xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn các thủ tục làm xin cấp Giấy phép  xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thực hiện thủ tục xin Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đăng ký và xin cấp con dấu Văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài;
  • Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài

Mọi thắc mắc, quý khách liên hệ lại để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)