Các nhà phân tích cho rằng triển vọng ngành gỗ và sản phẩm gỗ năm 2023 vẫn không khả quan do nhu cầu yếu ở cả thị trường Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, các công ty chế biến và kinh doanh nguyên liệu gỗ sẽ phục hồi vào năm 2024.Vậy thủ tục, quy trình thành lập công ty chế biến gỗ ra sao? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau.
1.CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
2.ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ
Điều kiện 1: Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần
Điều kiện 2: Tên doanh nghiệp
Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
– Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(Xem them thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Điều kiện 3: Địa chỉ trụ sở
– Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính (Số nhà kèm tên đường, tên phường/ xã/ thị trấn, tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh, tên tỉnh/ TP trực thuộc trung ương)
– Trụ sở chính có số điện thoại, số fax và thư điện tử
Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.
Điều kiện 4: Vốn điều lệ
Đối với Công ty hoạt động ngành Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa. Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó
Điều kiện 5: Người đại diện theo pháp luật
– Một doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
– Nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ, thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Về chức danh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh sẽ là người đại diện theo pháp luật công ty.
– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
– Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Điều kiện 6: Mã ngành
STT | Mã ngành |
Tên ngành |
1 | 0220 | Khai thác gỗ |
2 | 0231 | Khai thác lâm sản khác trừ gỗ |
3 | 1610 | Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ |
4 | 1621 | Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác |
5 | 1622 | Sản xuất đồ gỗ xây dựng |
6 | 1623 | Sản xuất bao bì bằng gỗ |
7 | 1629 | Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện |
8 | 3100 | Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế |
9 | 4620 | Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống |
10 | 4649 | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình |
11 | 4663 | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng |
12 | 4759 | Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh |
13 | 4773 | Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh |
3.Quy trình thành lập công ty chế biến gỗ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Danh sách cổ đông khi thành lập công ty cổ phần;
- Bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) của các cổ đông, đại diện theo pháp luật, thành viên;
- Trường hợp cổ đông/thành viên góp vốn là tổ chức thì cần cung cấp Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
- Văn bản ủy quyền nếu nhờ người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Sau 3-5 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/ hồ sơ
Bước 3: Những công việc khác cần làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/ lần
- Khắc con dấu
- Làm bảng hiệu
- Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
- Làm hồ sơ khai thuế ban đầu
- Đăng ký hóa đơn điện tử
- Đăng ký chữ ký điện tử
4.Các hành vi bị nghiêm cấm khi hoạt động chế biến gỗ
– Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
– Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
– Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
– Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
– Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
– Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
– Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
– Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]