Điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thử nghiệm

Thử nghiệm là một quá trình có hệ thống để kiểm tra, đánh giá một đối tượng, sản phẩm, hệ thống hoặc giả thuyết nào đó. Mục tiêu của thử nghiệm là xác định xem đối tượng đó có đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn đã đặt ra hay không, đồng thời tìm ra các lỗi, khuyết điểm để cải thiện. Tổ chức kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần đáp ứng điều kiện gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm

Theo quy định tại Điều 5  – Nghị định 107/2016/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2.  Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
  3. Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

Lưu ý: Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp

Mã ngành tham khảo

STT Tên ngành Mã ngành
1 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

7120

Tài liệu cần cung cấp:

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy tờ pháp lý (Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền

Thành phần hồ sơ:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-2)
  • Điều lệ công ty

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-3)
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên

Đối với công ty cổ phần

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phụ lục I-4)
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập

Lưu ý: Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông là tổ chức thì danh sách hồ sơ cần thêm các tài liệu sau:

  • Danh sách người đại diện theo pháp luật/ủy quyền (Phụ lục I-10)
  • Văn bản ủy quyền trường hợp người đại diện theo ủy quyền

Cơ quan có thẩm quyền:

Thời gian xử lý: Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Công nhận điều kiện của cơ sở vật chất, hệ thống quản lý

Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành

Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động thử nghiệm tại Bộ Công Thương

Dịch vụ Việt Luật
Dịch vụ Việt Luật

Tài liệu cần cung cấp:

  • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Danh sách thử nghiệm viên (CCCD, chứng chỉ đào tạo, Hợp đồng lao động…)
  • Tài liệu, kết quả của Bước 4
  • Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm.

Thời gian xử lý:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ => Cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
  • Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp.

THAM KHẢO VỀ TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025

ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) phát triển, nhằm xác định các yêu cầu chung về năng lực của các phòng thí nghiệm thử nghiệm và hiệu chuẩn. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ cho các phòng thí nghiệm đảm bảo rằng họ có thể thực hiện các phép thử nghiệm và hiệu chuẩn với độ chính xác cao, đáng tin cậy và nhất quán.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 bao gồm 02 phần chính:

Yêu cầu về quản lý:

  • Tổ chức: Phòng thí nghiệm phải có cơ cấu tổ chức rõ ràng, xác định trách nhiệm và quyền hạn của từng vị trí.
  • Hệ thống quản lý chất lượng: Phải thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025.
  • Kiểm soát tài liệu: Quản lý các tài liệu liên quan đến hoạt động của phòng thí nghiệm, đảm bảo chúng được cập nhật và kiểm soát chặt chẽ.
  • Đánh giá nội bộ và cải tiến: Thực hiện các đánh giá nội bộ định kỳ để phát hiện và khắc phục các điểm yếu, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

Yêu cầu về kỹ thuật:

  • Nhân sự: Nhân viên phải có trình độ, kinh nghiệm và đào tạo phù hợp để thực hiện các công việc thử nghiệm và hiệu chuẩn.
  • Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường: Phòng thí nghiệm phải có cơ sở vật chất và điều kiện môi trường phù hợp để đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm.
  • Phương pháp thử nghiệm và hiệu chuẩn: Phải sử dụng các phương pháp thử nghiệm và hiệu chuẩn được xác nhận, đảm bảo độ chính xác và tính lặp lại.
  • Thiết bị: Thiết bị đo lường và thử nghiệm phải được hiệu chuẩn và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo tính chính xác và tin cậy.
  • Quản lý mẫu và hồ sơ thử nghiệm: Các mẫu thử và hồ sơ liên quan phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật thông tin.

ISO/IEC 17025 không chỉ giúp các phòng thí nghiệm nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận và chấp nhận kết quả trên toàn cầu, tăng cường uy tín và khả năng cạnh tranh của các phòng thí nghiệm trên thị trường quốc tế.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 2 Hoa Phượng, P. 2, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại tư vấn: 08 3517 2345 (20 lines)

Hotline:  0934 234 777 (Ms. Sương) – 0936 234 777 (Mr. Mẫn)

5/5 - (1 bình chọn)