Điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc năm 2024

Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Trong bài viết dưới đây, Việt Luật xin gửi đến quý bạn đọc nhưng thông tin liên quan đến việc xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

DỊCH VỤ KIẾN TRÚC LÀ GÌ?

Theo quy định tại Điều 19 – Luật Kiến trúc thì dịch vụ kiến trúc bao gồm:

  1. Thiết kế kiến trúc công trình;
  2. Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;
  3. Thiết kế kiến trúc cảnh quan;
  4. Thiết kế nội thất;
  5. Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;
  6. Đánh giá kiến trúc công trình;
  7. Thẩm tra thiết kế kiến trúc

ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 28 Luật Kiến trúc, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc cần đảm bảo các điều kiện sau:

  1. Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
  2. Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
  3. Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

Cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc đủ điều kiện.

Nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:

  • Kinh nghiệm nghề nghiệp về kiến trúc;
  • Kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề;
  • Kiến thức chuyên ngành về kiến trúc;
  • Kiến thức về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

THỦ TỤC XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Thành phần hồ sơ

Theo quy định tại Điều 27 – Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc, thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III;
  • 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
  • Văn bằng giáo dục đại học;
  • Kết quả sát hạch đạt yêu cầu còn hiệu lực;
  • Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai.
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai (Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập);
  • Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.

Lưu ý: Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam => Tham khảo thêm Thủ tục công nhận văn bằng.

Bước 4: Nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Theo quy định Điều 27 – Luật Kiến trúc thì thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc là Sở Xây dựng.

==> Chứng chỉ hành nghề kiến trúc có thời hạn 10 năm và có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước.

Hình thức nộp sơ:

  • Qua mạng
  • Đường bưu điện
  • Nộp trực tiếp

Lệ phí nhà nước:

Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 4 – Thông tư 38/2022/TT-BTC thì mức lệ phí để cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc là 300.000 đồng/chứng chỉ.

Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc trong thời hạn 15 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA KIẾN TRÚC SƯ CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:

  • Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
  • Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
  • Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
  • Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
  • Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.

2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:

  • Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
  • Phát triển nghề nghiệp liên tục;
  • Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
  • Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.

TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

  1. Trường hợp người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện;
  2. Trường hợp người nước ngoài được công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được pháp luật Việt Nam công nhận.

Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
  • Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.

Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

  • Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam gồm:

Theo quy định tại Điều 30 – Nghị định 85/2020/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:

  • Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III;
  • 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trang chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
  • Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, dịch ra tiếng Việt và được công chúng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.

Tham khảo thêm thủ tục thành lập công ty mới nhất tại Thành lập công ty trọn gói – Theo quy định mới nhất

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

 

5/5 - (1 bình chọn)