Điều kiện, thủ tục thành lập công ty sản xuất giống thủy sản

Ương dưỡng giống thủy sản là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống. Nếu bạn có nhu cầu mở cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, bạn cần làm gì, mời bạn đọc tham khảo quy định trong bài viết sau đây.

ĐIỀU KIỆN MỞ CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

Theo quy định tại Điều 24 – Luật Thủy sản 2017 thì tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Về cơ sở vật chất

Theo quy định tại Khoản 1- Điều 24 – Luật Thủy sản 2017, được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/04/2019 thì cơ sở cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học;
  • Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp;
  • Khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
  • Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
  • Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng;
  • Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
  • Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung:
    • Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng;
    • Giống thủy sản trong quá trình sản xuất;
    • Vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải;
    • Tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy;
    • Kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở;
    • Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Về nhân sự

Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học.

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP/CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN

Bước 1: Thành lập Doanh nghiệp

Mã ngành tham khảo

STT Tên ngành Mã ngành
1 Nuôi trồng thủy sản biển

Chi tiết: Sản xuất giống thủy sản biển

0321
2 Nuôi trồng thủy sản nội địa

Chi tiết: Sản xuất giống thủy sản nội địa

0322

Tài liệu cần cung cấp:

  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
    • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
    • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Thông tin cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp

  1. Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH (một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); cổ phần
  2. Tên doanh nghiệp: Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí (Tham khảo thêm Cách đặt tên Doanh nghiệp mới nhất)
  3. Trụ sở công ty: có đầy đủ số nhà, 4 cấp hành chính, có số điện thoại liên lạc
  4. Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông (Tham khảo thêm Vốn điều lệ công ty – Những điều cần biết)

Thành phần hồ sơ

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH MTV (Phụ lục I-2);
  • Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Phụ lục I-3);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (Phụ lục I-6)

Đối với công ty cổ phần:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần (Phụ lục I-4);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7)

Đối với công ty hợp danh

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý:

Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức => Bổ sung thêm 2 văn bản sau:

  • Văn bản ủy quyền phần vốn góp;
  • Danh sách đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10).

Trường hợp người đại diện theo pháp luật không nộp hồ sơ => Bổ sung thêm “Giấy ủy quyền”.

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng thủy sản

Tài liệu cần cung cấp

Theo quy định tại Điều 21 – Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì tài liệu cần cung cấp bao gồm:

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
  • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Các tài liệu liên quan đến nhân sự của cơ sở.

Cơ quan có thẩm quyền

  • Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sn xuất, ương dưỡng giống thủy sản b mẹ;
  • Chi cục Thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng ging thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định trên.

Thời gian xử lý

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở;
  • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
  • Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp

Rate this post