Ngành công nghiệp bao bì Việt Nam được đánh giá là đang có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Vậy trình tự, thủ tục thành lập công ty sản xuất bao bì như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
1.CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
– Quyết định 27/2018/Qđ-Ttg về hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam
2.BAO BÌ
Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để gói, chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường.
3.ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ
Điều kiện 1: Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần
Điều kiện 2: Tên doanh nghiệp
Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
– Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(Xem them thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Điều kiện 3: Địa chỉ trụ sở
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.
Điều kiện 4: Vốn điều lệ
Đối với Công ty hoạt động sản xuất bao bì không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa. Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó.
Điều kiện 5: Mã ngành nghề
Mã ngành | Tên ngành |
1702 | Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa |
1623 | Sản xuất bao bì bằng gỗ |
2220 | Sản xuất sản phẩm từ plastic. Trong đó có sản xuất bao bì từ plastic |
3822 | Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại |
4.QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
–Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với thành viên công ty là cá nhân
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
– Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
– Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Nhận kết quả
– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
– Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần
Bước 4: Các thủ tục khác sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:
– Khắc con dấu cho công ty;
– Treo biển tại trụ sở công ty;
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;
– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
– Đối với ngành nghề sản xuất bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì phải công bố Quy chuẩn kĩ thuật (QCVN) với cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa ra thị bao gồm các quy chuẩn QCVN 12-2:2011/BYT; QCVN 12-1:2011/BYT; QCVN 12-3:2011/BYT; QCVN 12-4:2011/BYT;
– Ngoài ra, đối với công ty sản xuất bao bì với công suất 1000 tấn sản phẩm/năm trở lên thì phải Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Ngược lại, nếu công suất dưới 1000 tấn sản phẩm/ năm thì Lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Hồ sơ đối với Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường | Hồ sơ đối với Lập kế hoạch bảo vệ môi trường |
– Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất – Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư hoặc thuyết minh kinh tế kỹ thuật – Quyết định quy hoạch 1/500 – Bản vẽ mặt bằng tổng thể ( Có đánh dấu vị trí nơi chứa rác, hệ thống xử lý nước thải) – Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải – Hồ sơ thiết kế các hạng mục bảo vệ môi trường – Giấy thỏa thuận địa điểm – Các tài liệu liên quan đến dự án : Quy hoạch sử dụng đất và các hạng mục công trình chính, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước, hệ thống Phòng cháy chữa cháy… |
– Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư
– Hợp đồng thuê đất, nhà xưởng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Phương án sản xuất kinh doanh hay báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật, báo cáo dự án đầu tư hay tài liệu tương đương – Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy và bản vẽ phân khu chức năng, bản vẽ xác định vị trí xây dựng có tọa độ mốc ranh giới – Bản vẽ mặt bằng cấp nước, mặt bằng thoát nước mưa, thoát nước thải – Bản vẽ, thuyết trình kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải, khí thải (nếu có) – Chi tiết vốn cho việc thành lập công ty bao bì với hoạt động sản xuất bao bì |
5.LƯU Ý
- Chủ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị nguồn vốn để thuê mặt bằng, mua dây chuyển sản xuất, thuê nhân công, chi phí cho vật liệu,….
- Cần lập hồ sơ Đánh giá tác động môi trường hay là lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Tùy vào quy mô của nhà máy sản xuất bao bì mà công ty sẽ phải lập một trong 2 hồ sơ nêu trên.
- Nếu sản xuất bao bì liên quan đến thực phẩm thì doanh nghiệp sẽ cần có giấy chứng nhận hợp quy và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất – Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở – Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì của Công ty – Danh sách kết quả khám sức khỏe và xác nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ công ty và người trực tiếp sản xuất bao bì |
Thời gian có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | 25 – 35 ngày |
Thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | 03 năm kể từ ngày cấp (Làm lại giấy phép trước 6 tháng kể từ ngày hết hạn ) |
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | – Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh
– Bộ Y Tế (Cục hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm) – Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương – Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn hoặc Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn |
Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | · Bước 1: Đăng ký tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe (Đối với chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất);
· Bước 2: Nộp hồ sơ , theo dõi và lấy kết quả Giấy phép đủ điều kiện; · Bước 3: Đoàn Chi Cục thẩm định tại cơ sở. |
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]