Điều kiện, thủ tục thành lập công ty cung cấp dịch vụ thú ý năm 2024

Ngành chăn nuôi và ngành chăn nuôi thú y được dự đoán sẽ có nhiều triển vọng vào năm 2024. Vậy việc thành lập công ty cung cấp dịch vụ thú y sẽ diễn ra như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về quy trình thành lập công ty cung cấp dịch vụ thú y trong năm nay.

1.HOẠT ĐỘNG THÚ Ý

Hoạt động thú y là công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

2.DỊCH VỤ THÚ Y

Dịch vụ thú y được giới thiệu là thực hiện việc sử dụng thuốc thú y, vắc – xin; sử dụng dụng cụ thú y, phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh, khai thác và pha chế tinh dịch, thực hành sản khoa, thực hiện các dịch vụ về thú y trong các cơ sở chăn nuôi, các trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp, các xã/phường, thực hiện công tác khuyến nông. Một số hoạt động cung cấp dịch vụ thú y như:

  • Chẩn đoán, điều trị bệnh cho thú cưng;
  • Siêu âm, phẫu thuật cho thú cưng;
  • Tiêm vacxin phòng bệnh cho thú cưng;
  • Dịch vụ trông giữ, chăm sóc thú cưng nội trú;
  • Khử trùng tiêu độc cho thú cưng;
  • Thẩm mỹ – làm đẹp cho thú cưng;

3.CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Doanh nghiệp 2020

Biểu Cam kết Việt Nam trong WTO, CPTPP;

Luật Thú y năm 2015;

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Nghị định số 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2018/NĐ-CP và Nghị định 80/2022/NĐ-CP;

Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

4.ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY THÚ Ý

Điều kiện 1: Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

Điều kiện 2: Tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

– Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

(Xem them thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Điều kiện 3: Địa chỉ trụ sở

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

Điều kiện 4: Vốn điều lệ

Pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký ngành nghề cung cấp dịch vụ thú y. Nên doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Điều kiện 4: Nhân sự

  • Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
  • Có đạo đức nghề nghiệp;
  • Có đủ sức khỏe hành nghề.

Điều kiện 5: Chuyên môn

STT Ngành Điều kiện
1 Chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y Tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
2 Tiêm phòng cho động vật Phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
3 Phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật Phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
4 Buôn bán thuốc thú y Phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
5 Phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học;

Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng Đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học.

6 Phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa dược;

Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học.

 Điều kiện 6: Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Có địa điểm kinh doanh cố định và biển hiệu.

Có tủ, kệ, giá đê chứa đựng các loại thuốc phù hợp.

Có trang thiết bị bảo đảm điều kiện bảo quản thuốc theo quy định.

– Có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng.

Đôi với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh đê bảo quản theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế để kiêm tra điêu kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin.

4.QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY THÚ Ý

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

–Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với thành viên công ty là cá nhân
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

– Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

–  Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Nhận kết quả

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

– Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần

Bước 4: Các thủ tục khác sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Nộp thuế, lệ phí

– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.

– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)