Điều kiện, thủ tục phá sản của doanh nghiệp ra sao?

Phá sản doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng và nhạy cảm của kinh tế. Khi một doanh nghiệp phá sản, không chỉ ảnh hưởng đến chính doanh nghiệp đó mà còn lan rộng ra toàn bộ ngành công nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh tế ổn định, các nước đều có những quy định liên quan đến phá sản doanh nghiệp. Bài viết dưới đây là những vấn đề cần lưu ý trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, do Việt Luật đúc kết lại trong suốt quá trình hỗ trợ khách hàng, mời quý bạn đọc tham khảo.

Dịch vụ Việt Luật

Cơ sở pháp lý (kể từ ngày 01/01/2024)

  • Luật phá sản số 51/2014/QH14;
  • Quy định khác của pháp luật.

Khái niệm phá sản Doanh nghiệp/công ty

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 4 – Luật Phá sản 2014 thì:

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

=> Khi phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì người đại diện theo pháp luật/Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu của Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Phá sản doanh nghiệp là hiện tượng tất yếu của cơ chế kinh tế thị trường. Bên cạnh sự tác động tiêu cực như gây những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đến việc làm của người lao động, phá sản còn tác động tích cực trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, loại bỏ bớt những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

Luật Phá sản coi việc mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu là căn cứ cơ bản và duy nhất để xem xét mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mà không cần phải xem xét đến các dấu hiệu khác.

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hay doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục giải quyết yêu cầu và có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án.

Thủ tục, trình tự mở thủ tục phá sản (kể từ 01/01/2024)

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án có thẩm quyền

Thẩm quyền giải quyết phá sản Doanh nghiệp của Tòa án nhân dân

  • Tòa án nhân dân cấp Tỉnh khi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
    • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
    • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
    • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
    • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
  • Tòa án nhân dân cấp Huyện:
    • Những trường hợp không thuộc các trường hợp trên;
    • Trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình giải quyết phá sản có sự thay đổi nơi cư trú, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản hoặc xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và hướng dẫn dưới đây:

Điều 8: Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân

1. Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có từ trên 300 (ba trăm) lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 (một trăm tỷ đồng) trở lên;

b) Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

c) Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;

đ) Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật phá sản.

Thời gian:

30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trừ trường hợp Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn (thông tin tham khảo thủ tục rút gọn bên dưới)

Bước 2: Thẩm phán Tòa án chỉ định Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

1/ Điều kiện về Quản tài viên:

  • Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên: Luật sư, Kiểm toán viên,Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
  • Điều kiện hành nghề: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

2/ Điều kiện về Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

  • Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản: Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân;
  • Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:

a) Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;

b) Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.

3/ Căn cứ chỉ định Quản tài viên; Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

a) Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;

d) Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.

Bước 3: Xử lý các khoản nợ có đảm bảo

  • Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ;
  • Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm;

Bước 4: Kiểm kê tài sản

  • Doanh nghiệpmất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó; trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày;
  • Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản;

Bước 5: Gửi giấy đòi nợ và lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ, thu thập tài liệu liên quan đến khoản nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ;
  • Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và phải gửi cho chủ nợ đã gửi giấy đòi nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết;
  • Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách những người mắc nợ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
  • Danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp và phải gửi cho người mắc nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết.

Bước 6: Áp dụng biện pháp tạm thời khẩn cấp

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn , Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp.

Bước 7: Họp hội nghị chủ nợ

Điều kiện họp hội nghị chủ nợ:

1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho

Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.

2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.

Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm.

Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.

2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.

Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản

Theo quy định tại Điều 5 – Luật Phá sản 2014, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:

Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Người đại diện theo pháp luật của DN, HTX có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán.

Chủ DN tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN mất khả năng thanh toán.

Phục hồi kinh doanh

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến;
  • Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà Doanh nghiệp đã gửi;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.

Tham khảo thêm thủ tục thành lập công ty mới nhất tại Thành lập công ty trọn gói – Theo quy định mới nhất

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ lại để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 

Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)

Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777

Email: [email protected]

5/5 - (3 bình chọn)