Điều kiện, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kỹ thuật ở đây là tập hợp những thông tin về cách thức và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Cá nhân, tổ chức muốn đăng ký bảo hộ sáng chế cần đáp ứng các điều kiện sau:

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

Điều kiện bảo hộ sáng chế
Điều kiện bảo hộ sáng chế

Công ty có quyền đăng ký sáng chế khi thực hiện đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc hoặc thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp công ty cùng với tổ chức, cá nhân khác tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì công ty và các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký sáng chế và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì công ty cần chú ý đối tượng đăng ký phải đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

Về tính mới

Có tính mới tức là sáng chế chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Về trình độ sáng tạo

Có trình độ sáng tạo: các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Về khả năng áp dụng công nghiệp

Có khả năng áp dụng công nghiệp: nội dung sáng chế có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.

Ngoài ra, công ty muốn được bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì đối tượng đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ

Dịch vụ của Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan

Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị hồ sơ

Bước 3: Soạn hồ sơ cho khách ký

Thành phần hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
  • Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế (01 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  • Bản tóm tắt sáng chế (01 bản);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn (các đơn) đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn, trừ đơn PCT);
  • Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
  • Giấy ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Lưu ý: Đối với đơn đăng ký sáng chế mật ngoài các tài liệu nêu trên, người nộp đơn cần nộp văn bản xác nhận đối tượng đăng ký trong đơn là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Tải mẫu tại: Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế

Bước 4: Nộp hồ sơ

  • Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;
  • Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy về Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng .

Bước 5: Nhận kết quả

  • Cấp văn bằng bảo hộ: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
  • Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ (trừ văn bằng bảo hộ sáng chế mật) trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Lưu ý: Trường hợp đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế (Hiệp ước PCT) có nguồn gốc Việt Nam thì đơn được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Anh. Mỗi đơn được làm thành 03 bản. Trong trường hợp không đủ số bản quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sao thêm cho đủ số bản cần thiết và công ty phải nộp phí sao đơn quốc tế.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp

 

5/5 - (3 bình chọn)