Khi doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đi vay nước ngoài mà không được nhà nước bão lãnh sẽ phải tuân theo quy định tại Thông tư 08/2023/TT-NHNN, được ban hành ngày 30/06/2023, có hiệu lực thi hành từ 15/08/2023 và Thông tư 12/2022/TT-NHNN. Việt Luật mời bạn đọc tham khảo những quy định trong bài viết dưới đây.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI (kể từ 05/08/2023)
Bước 1: Việt Luật tư vấn các thủ tục pháp lý có liên quan
Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị hồ sơ
Tài liệu cần cung cấp đối với khoản vay ngắn ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm, khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên
- Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (song ngữ, có tiếng Việt)
- Điều lệ của doanh nghiệp chứng minh thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng vốn.
- Báo cáo việc sử dụng khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh như phương án sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay, phương án cơ cấu khoản nợ nước ngoài)
- Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu.
- Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Tài liệu cần cung cấp đối với khoản vay ngắn hạn chuyển sang trung hoặc dài hạn.
- Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Có đăng ký vốn vay).
- Thỏa thuận vay nước ngoài (song ngữ, có tiếng Việt)
- Thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (song ngữ, có tiếng Việt).
- Điều lệ của doanh nghiệp chứng minh thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng vốn.
- Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đến thời điểm đăng ký khoản vay (áp dụng đối với bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản).
- Báo cáo phương án sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay, phương án cơ cấu khoản nợ nước ngoài.
Lưu ý: Việt Luật hỗ trợ giải trình quy định pháp luật nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Đăng ký tài khoản trên trang điện tử
Trình tự thực hiện như sau:
-
Đăng nhập theo tại Trang điện tử
-
Đăng ký tài khoản
-
Truy cập và điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị cấp tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử, in tờ khai từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
-
Gửi tờ khai bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng nhà nước chi nhánh
-
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp tài khoản truy cập của người sử dụng với các thông tin đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này duyệt và cấp tài khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối cấp tài khoản truy cập phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.
Bước 4: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài:
a) Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối): đối với các khoản vay có số tiền vay trên 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương);
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính: đối với các khoản vay có số tiền vay đến 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương) trừ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận.
Trình tự nộp hồ sơ
- Nếu đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
- Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài theo Phụ lục 01.
Thời gian gửi hồ sơ
- 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn;
- 60 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với:
- Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm;
- Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.
Thời gian xử lý hồ sơ của Ngân hàng nhà nước
a) 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử;
b) 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử;
Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách
CÁC LOẠI KHOẢN VAY
Theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 – Thông tư 08/2023/TT-NHNN thì có 2 loại khoản vay như sau:
- Khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay đến 01 năm.
- Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay trên 01 năm.
QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN VAY NƯỚC NGOÀI
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về thỏa thuận vay nước ngoài như sau:
Thỏa thuận vay nước ngoài
1. Thỏa thuận vay nước ngoài là một hoặc tập hợp một số văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên đi vay một khoản tiền hoặc tài sản (trong trường hợp vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng cho thuê tài chính) để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (nếu có thỏa thuận về lãi).
2. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được lập thành văn bản, trường hợp là thỏa thuận dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài. Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên ký kết thỏa thuận vay;
b) Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Theo đó, thỏa thuận vay nước ngoài là một hay nhiều văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được lập thành văn bản, nếu các bên thỏa thuận với nhau thông qua thông điệp thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài không được thực hiện sau thời điểm rút vốn khoản vay. Trong trường hợp ký thỏa thuận vay vào ngày rút vốn khoản vay cần tuân thủ các điều kiện của pháp luật.
MỤC ĐÍCH KHI VAY NƯỚC NGOÀI
Đối với khoản vay ngắn hạn
- Bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước);
- Các khoản nợ ngắn hạn phải trả quy định tại Khoản này là các khoản nợ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay và được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp;
- Bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn không quá 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay nước ngoài.
==> Đây là một điểm mới của Thông tư 08/2023/TT-NHNN, hạn chế mục địch vay ngắn hạn của doanh nghiệp, thay vì quy định chung chung như quy định tại Khoản 8, Điều 3 – Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
Khoản 8, Điều 3 – Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
8. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài là kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay nước ngoài trong đó chứng minh mục đích, nhu cầu vay nước ngoài hợp pháp, hợp lý của bên đi vay.
Đối với khoản vay trung, dài hạn
- Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
- Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
- Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.
Hình thức chứng minh mục đích vay nước ngoài
- Giấy chứng nhận đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài;
- Phương án cơ cấu nợ.
GIỚI HẠN VAY NƯỚC NGOÀI
Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về giới hạn vay nước ngoài đối với bên đi vay là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Đối với trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư
Phải đảm bảo 2 điều kiện sau:
- Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư;
- Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác
Số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho mục đích này không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài
- Số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu;
- Trường hợp khoản vay nước ngoài mới là khoản vay trung, dài hạn, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu để sau thời gian 05 ngày làm việc nêu trên, bên đi vay đảm bảo các giới hạn vay vốn quy định ở 2 trường hợp trên.
Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài không phải tuân thủ quy định về giới hạn vay nước ngoài đối với trường hợp: vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư; vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay.
==> Lưu ý => Nội dung giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO SAU KHI HOÀN TẤT VIỆC ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY
- Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử;
- Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của bên đi vay trên Trang điện tử, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh duyệt báo cáo, để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu.
- Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử; đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt .
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]