Chi nhánh và Công ty TNHH MTV – Những điểm cần lưu ý năm 2023

Dưới đây là một số quy định có liên quan đến Chi nhánh và Công ty TNHH MTV mà quý khách hàng cần hiểu dể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình.

Đồng hành cùng Việt Luật

A. Cơ sở pháp lý về Chi nhánh và Công ty TNHH MTV

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

B. Khái niệm về Chi nhánh và Công ty TNHH MTV

Khái niệm Công tyTNHH MTV được quy định tại Điều 74- Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; có tư cách pháp nhân; không được quyền phát hành cổ phần trừ khi chuyển đổi lên công ty cổ phần và được phát hành trái phiếu theo quy định của luật.

Chi nhánh được quy định tại Điều 44 – Luật Doanh nghiệp 2020:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

C. So sánh giữa 2 loại hình Chi nhánh và Công ty TNHH MTV

1/ Sự giống nhau giữa Chi nhánh và Công ty TNHH MTV:

  • Được thành lập và hoạt động theo Pháp luật Doanh nghiệp.
  • Có mã số thuế, con dấu, có tài khoản ngân hàng riêng, được sử dụng hóa đơn.

2/ Sự khác nhau giữa Chi nhánh và Công ty TNHH MTV

Chi nhánh Công ty TNHH MTV
Tư cách Không có tư cách pháp nhân, phụ thuộc công ty mẹ Pháp nhân
Hình thức hạch toán Độc lập hoặc phụ thuộc Độc lập
Chủ sở hữu Doanh nghiệp/Công ty Cá nhân hoặc tổ chức
Vốn điều lệ Không quy định Chủ sở hữu cam kết góp vốn vào thời điểm thành lập và được ghi nhận trong Điều lệ
Chế độ báo cáo – Đối với chi nhánh độc lập: trực tiếp khai thuế môn bài, GTGT, TNCN và quyết toán thu nhập Doanh nghiệp. Công ty mẹ làm báo cáo tài chính hợp nhất. Nhược điểm là phải lập 2 loại báo tài chính và báo cáo thuế, các chứng từ… cho cơ quan nhà nước đều phải tách riêng cho Công ty và Chi nhánh

– Đối với chi nhánh phụ thuộc: chuyển số liệu, hóa đơn, chứng từ thu/chi về cho công ty mẹ => Công ty mẹ tổng hợp số liệu để thực hiện nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp

Trực tiếp khai thuế môn bài, GTGT, TNCN và quyết toán thu nhập Doanh nghiệp theo tháng/quý
Cơ cấu tổ chức Có người đứng đầu là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.

Chịu sự quản lý trực tiếp từ Công ty mẹ.

– Đối Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Đối với Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

D. Thủ tục thành lập Chi nhánh và Công ty TNHH MTV

LỜI KHUYÊN TỪ VIỆT LUẬT: Nếu bạn muốn có quyền tự quyết định về kinh doanh và tài chính, và muốn giới hạn trách nhiệm về số tiền đầu tư của cổ đông, thì Công ty TNHH MTV là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn mở rộng hoạt động của công ty mẹ, mà không cần thiết phải đảm bảo quyền lực và trách nhiệm của một công ty độc lập, thì chi nhánh là một lựa chọn hợp lý.

Dưới đây là thủ tục thành lập Chi nhánh và Công ty TNHH MTV theo quy định của pháp luật hiện hành.

1/ Thủ tục thành lập Chi nhánh

a/ Tên Chi nhánh:

  • Tên Doanh nghiệp + tên riêng Chi nhánh
  • Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”

b/ Ngành, nghề kinh doanh:

Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty mẹ đăng ký.

c/ Địa chỉ của chi nhánh:

  • Địa chỉ đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có thể cùng xã/phường; quận/huyện/; tỉnh/thành phố hoặc khác.
  • Có 4 cấp và có thông tin liên hệ

d/ Người đứng đầu của Chi nhánh

Là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được Công ty mẹ bổ nhiệm.

e/ Thủ tục, thành lập chi nhánh cùng Việt Luật

thành lập chi nhánh

Thành phần hồ sơ:

– Thông báo thành lập Chi nhánh;
– Bản sao nghị quyết, quyết định, biên bản họp về việc thành lập chi nhánh của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
– Bản sao nghị quyết, quyết định sở hữu thành lập chi nhánh (đối với công ty TNHH MTV);
– Bản sao nghị quyết, quyết định, biên bản họp về việc thành lập chi nhánh của Hội đồng quản trị (đối với công ty TNHH Cổ phần);
– Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.

2/ Thủ tục thành lập Công ty TNHH MTV

Quý khách tham khảo tại THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2023

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ theo thông tin bên dưới để được Việt Luật hỗ trợ tận tình.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)