Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy hợp đồng lao động bao gồm các trường hợp nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài sau.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài
Các loại hợp đồng lao động
Theo Bộ luật Lao động 2019, có 02 loại hợp đồng lao động sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Khác với hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn không giới hạn thời điểm chấm dứt hợp đồng.
- Hợp đồng này được áp dụng với các công việc có tính chất thường xuyên không xác định thời điểm kết thúc, hoặc sau khi người lao động ký 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn liên tục tại cùng một đơn vị làm việc.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Trên thực tế, một số trường hợp sau khi đã hết hạn hợp đồng lao động, người lao động vẫn tiếp tục làm việc. Điều 20, Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hợp đồng lao động, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới, thời gian gian chưa ký hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký kết.
- Trong trường hợp sau khi kết thúc 30 ngày mà hai bên không ký hợp đồng lao động mới, thì hợp đồng đã kết giao sẽ trở thành hợp đồng lao động không thời hạn. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, và hướng tới việc sử dụng lao động lâu dài, hạn chế tình trạng người sử dụng lao động không ký hợp đồng dài hạn với người lao động, pháp luật còn quy định về số lần các bên được ký hợp đồng lao động có thời hạn.
- Theo đó, trong trường hợp người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động, thì chỉ được ký 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, nếu tiếp tục làm việc thì hợp đồng ký lần thứ 3 phải là hợp đồng không thời hạn, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
- Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
Nội dung chủ yếu trong Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Phụ lục Hợp đồng là gì?
- Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
- Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
- Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Nguyên tắc khi kết giao hợp đồng lao động
Xét về nguyên tắc khi kết giao hợp đồng lao động, Điều 15 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
-
- Việc ký kết hợp đồng lao động dựa trên tính tự nguyện, bình đẳng, thiện trí và trung thực giữa hai bên.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Một số vấn đề liên quan đến Hợp đồng lao động
Quy định mức lương thử việc như thế nào?
Lương thử việc theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 85% lương chính thức.
Thời gian thử việc tối đa bao lâu?
Thời gian thử việc tối đa là 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp, tối đa 60 ngày đối với người có trình độ cao đẳng trở lên, không quá 30 ngày với người có trình độ trung cấp và 6 ngày đối với các công việc khác.
Người lao động chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc, và không áp dụng thử việc cho hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
Doanh nghiệp có được giữ bản gốc giấy tờ tùy thân, chứng chỉ, văn bằng không?
Theo đó, người sử dụng lao động không được phép giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, hay chứng chỉ của người lao động.
Hợp đồng lao động có hiệu lực khi nào?
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký hợp đồng lao động chính thức.
Xin nghỉ việc trước bao ngày là đúng luật?
- Đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn, người lao động cần xin nghỉ trước tối thiểu 30 ngày.
- Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động cần xin nghỉ trước tối thiểu 45 ngày.
- Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng, người lao động cần báo trước ít nhất 3 ngày.
Với một số ngành nghề, công việc đặc thù, thời gian báo trước được thực hiện theo quy định của chính phủ.
Trường hợp nào, người lao động có thể nghỉ mà không cần phải báo trước? Dưới đây là một số trường hợp, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Điều 29 của Bộ luật Lao động
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]