Các loại cổ phần trong doanh nghiệp

 

Trong Công ty Cổ phần, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần . Mỗi loại cổ phần phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho cổ đông sở hữu nó theo Điều lệ của Công ty và theo quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Công ty Việt Luật giới thiệu cho Quý khách hàng kham  khảo thông tin về các loại cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các loại cổ phần trong doanh nghiệp
Việt Luật – Nhanh chóng, chính xác, tin cậy

Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
các loại cổ phần trong doanh nghiệp
Sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Nội dung

Cổ phần phổ thông

Cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

1. Căn cứ pháp lý

Điều 114, Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 113, Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 117, Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 118, Luật Doanh nghiệp 2014

2. Khái niệm

Là cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu gọi là cổ đông phổ thông.

Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

Là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.

Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.

Cổ tức được chia hằng năm gồm: Cổ tức cố định và cổ tức thưởng..

Là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

3. Tính chất bắt buộc phải có

Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông.

Có thể

Có thể

Có thể

4. Chủ thể có quyền sở hữu

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

5. Quyền của chủ sở hữu

+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông;

+Thực hiện quyền biểu quyết;

+ Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

+ Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông. Xem xét các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

+ Các quyền khác theo pháp luật và Điều lệ Công ty.

+ Nghĩa vụ: Điều 115 Luật doanh  nghiệp 2014

+ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Số phiếu biểu quyết do Điều lệ Công ty quy định;

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

+ Nhận cổ tức;

+ Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty khi đáp ứng các điều kiện;

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông. Trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

+ Có các quyền khác như cổ đông phổ thông. Trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

6. Chuyển đổi cổ phần

Không thể chuyển đổi thành cổ ưu đãi

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau thời hạn đó, chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

7. Chuyển nhượng cố phần

Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126.

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác.

Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán

Không được chuyển nhượng cho người khác.

Được quyền chuyển nhượng như cổ phần phổ thông (điểm c khoản 2 điều 117 luật doanh nghiệp 2014).

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường, hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán

Được quyền chuyển nhượng như cổ phần phổ thông (khoản 2 Điều 118 Luật doanh nghiệp 2014).

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán

Xem thêm:

Thành lập công ty năm 2019 cần đặc biệt lưu ý!

VỐN – VẤN ĐỀ TIÊN QUYẾT KHI BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP

Hy vọng qua những thông tin trên, nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về quy định của pháp luật về các loại cổ phần trong Công ty Cổ phần. Mọi ý kiến thắc mắc, xin liên hệ với Công ty Việt Luật chúng tôi để được tư vấn nhanh  chóng, chính xác.

  • Địa chỉ: Số 2 Hoa Phượng, P. 2, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
  • Điện thoại tư vấn: 08 3517 2345 (20 lines) – Tổng đài tư vấn: 1900 585847
  • Hotline:  0934 234 777 (Ms. Sương) – 0936 234 777 (Mr. Mẫn)
Rate this post