Báo cáo y tế lao động theo quy định mới nhất năm 2024

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Thông tư 19/2016/TT-BYT

Nghị định 12/2022/NĐ-CP 

2. BÁO CÁO Y TẾ LAO ĐỘNG 

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình hình y tế lao động của người lao động trong cơ sở. Báo cáo này cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế cơ sở đã thực hiện, và các dữ liệu liên quan khác.

3. THỜI GIAN GỬI BÁO CÁO Y TẾ LAO ĐỘNG

Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT 

Tuyến cơ sở

1. Đơn vị và nội dung báo cáo:

a) Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trn thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP).

2. Đơn vị nhận báo cáo:

a) Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động;

b) Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyn quản lý của bộ, ngành.

3. Thời gian gửi báo cáo:

a) Trước ngày 05 tháng 7 hng năm đối với báo cáo 6 tháng đu năm;

b) Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG 

Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT 

1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyn dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

5.CHẾ TÀI KHI KHÔNG NỘP BÁO CÁO Y TẾ LAO ĐỘNG

Điều 20 Nghị định 12/2022 NĐ-CP 

1. Không báo cáo kịp thời khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng;

2. Không báo cáo, báo cáo không đúng hạn công tác an toàn, vệ sinh lao động: Phạt tiền từ 01 triệu đồng – 03 triệu đồng.

3. Không thống kê tai nạn lao động, không báo cáo, báo cáo không đầy đủ, báo cáo không chính xác, báo cáo không đúng hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng: Phạt tiền từ 05 triệu đồng – 10 triệu đồng.

 

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 

Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)

Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777

Email: [email protected]

Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết:

Việt Luật - Chuyên Thành lập công ty & Đầu tư nước ngoài Việt Luật - Chuyên Thành lập công ty & Đầu tư nước ngoài
 Ms Đặng Thị Thu Sương

Điện thoại: 0934234777
Email: [email protected]
Viber/Zalo/Whatsapp: +84-934234777
Ngôn ngữ tư vấn: Tiếng Việt

Mr. Huỳnh Mẫn

Email: [email protected]
Phone/SMS: (+84)-0936234777
Viber, Zalo, Whatsapp: +84-936.234.777

Language: English.

5/5 - (1 bình chọn)