Thông tư 24/2024/TT-BGDDT có hiệu lực từ 14/02/2025 sẽ có những điểm đáng chú ý gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài
3 ĐIỂM HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY TRƯỜNG CÔNG LẬP
Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 24/2024/TT-BGDDT thì 3 hạn chế về việc dạy thêm đối với giáo viên dạy trường công lập là:
- Không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học trừ các môn bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục, thể thao, kỹ năng sống.
- Không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mình đang được phân công giảng dạy.
Mặt khác, khi giáo viên trường công lập dạy thêm hoặc tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường cần báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc, người đứng đầu nhà trường về tình hình dạy thêm theo Mẫu số 03, bao gồm:
- Môn học dạy thêm
- Địa điểm dạy thêm
- Hình thức dạy thêm
- Thời gian tham gia dạy thêm
DẠY THÊM, TỔ CHỨC DẠY THÊM PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Theo quy định tại Điều 6 – Thông tư 24/2024/TT-BGDDT thì tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đăng ký kinh doanh (dưới hình thức Hộ kinh doanh hoặc Thành lập doanh nghiệp)
Bước 2: Công khai thông tin về hoạt động dạy thêm tại nơi hoạt động
Lưu ý: Theo Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức thì trường hợp giáo viên là viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, chỉ được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH NẾU KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHI DẠY THÊM
- Trường hợp cá nhân, tổ chức hoạt động dạy thêm dưới mô hình Hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng đối với cá nhân và 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức hoạt động dạy thêm theo mô hình doanh nghiệp nhưng không đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 25 – 50 triệu đồng đối với cá nhân và 50 – 100 triệu đồng đối với tổ chức.
MỨC ĐÓNG LỆ PHÍ MÔN BÀI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM
Đối với doanh nghiệp
STT |
Cơ sở thu |
Mức thu |
1 |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng |
3.000.000 đồng/năm |
2 |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống |
2.000.000 đồng/năm |
3 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác |
1.000.000 đồng/năm |
Đối với Hộ kinh doanh
STT |
Doanh thu |
Mức nộp |
1 |
Trên 500 triệu đồng/năm |
1.000.000 đồng/năm |
2 |
Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm |
500.000 đồng/năm |
3 |
Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm |
300.000 đồng/năm |
Hạn nộp lệ phí môn bài
Hạn nộp thuế môn bài được quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
- Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn.
- Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
- Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.
- Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.
DỊCH VỤ CỦA VIỆT LUẬT – ĐĂNG KÝ KINH DOANH HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM
Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan
Bước 2: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
Bước 5: Hỗ trợ khách sau dịch vụ
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]