Báo cáo khoản vay định kỳ cho Ngân hàng nhà nước

Bên đi vay phải có nhiệm vụ gửi báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài ngắn hạn không được Chính phủ bằng hình thức trực tuyến hoặc bằng văn bản nếu Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo. Vậy thời hạn báo cáo khoản vay như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA BÊN ĐI VAY

Báo cáo khoản vay định kỳ
Báo cáo khoản vay định kỳ

Theo quy định tại Điều 41 – Thông tư 12/2022/TT-NHNN quản lý ngoại hối vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp thì bên đi vay cần nộp báo cáo định kỳ như sau:

Thời hạn báo cáo

  1. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo
  2. Các trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, bên đi vay, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Hình thức

Trình tự xử lý

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của bên đi vay trên Trang điện tử, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử (hoặc nhập thông tin từ báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu.
  • Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định.
  • Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.

Ngoài ra trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử (hoặc báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) tình hình thực hiện khoản vay ngắn, trung, dài hạn với số liệu sai sót đã được khắc phục

=> Đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt

CHẬM NỘP BÁO CÁO KHOẢN VAY CÓ BỊ PHẠT HÀNH CHÍNH KHÔNG?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP có quy định vi phạm chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:

Vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vi phạm quy định về thời hạn, yêu cầu đầy đủ, chính xác từ lần thứ hai trở lên trong năm tài chính của các báo cáo thống kê có định kỳ dưới 01 tháng;

b) Gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, điểm a, điểm c khoản 5 Điều này và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;

c) Không lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

d) Số liệu báo cáo gửi không chính xác từ 02 lần trở lên trong năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều này;

b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động và bổ sung nghiệp vụ kinh doanh mới trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 1; khoản 2 và khoản 5 Điều này;

c) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.

Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Mặt khác, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả

3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:

a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;

d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.

==> Hành vi chậm báo cáo khoản vay nước ngoài thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức nếu có hành vi chậm báo cáo khoản vay nước ngoài thì sẽ có mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Biện pháp khắc phục hậu quả: cá nhân, tổ chức có hành vi chậm báo cáo khoản vay nước ngoài còn buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác và không cho mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động và bổ sung nghiệp vụ kinh doanh mới trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm.

CÁCH LẬP TÀI KHOẢN TRÊN TRANG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHO BÊN ĐI VAY

Bước 1: Đăng nhập vào https://qlnh-sbv.cic.org.vn/qlnh/

Bước 2: Chọn mục “Đăng ký”

Bước 3: Chọn “Phần dành cho Bên đi vay”

Bước 4: Nhập liệu thông tin

Bước 5: Chọn “Gửi thông tin”

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)