Phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mới nhất

Kể từ ngày 01/07/2024, Nghị định 46/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực, bổ sung nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định này sẽ thay thế một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Cụ thể như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Theo quy định tại Khoản 13 – Điều 4 – Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thì “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp”

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Có tính mới: Tức là kiểu dáng công nghiệp có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp khác đã bộc lộ, công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
  2. Có tính sáng tạo: Tức là căn cứ vào các kiểu dáng đã được bộc lộ, công khai trước, kiểu dáng công nghiệp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  3. Có khả năng áp dụng công nghiệp: Có thể hiểu là kiểu dáng công nghiệp có khả năng dùng mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các vấn đề pháp lý

Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị hồ sơ và soạn hồ sơ

Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:

(1) 02 (hai) Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP);

(2) 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

(3) 04 bộ ảnh chụp/Bản vẽ;

(4) Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);

(5) Tài liệu xác nhận quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

(6) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

(7) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Bước 3: Nộp hồ sơ 

Nơi nộp hồ sơ: Công ty cổ phần muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên phải nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ với Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thời hạn giải quyết:

  • Thẩm định hồ sơ: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
  • Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ’
  • Thẩm định nội dung:

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách

PHẠM VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KỂ TỪ 01/07/2024

Mức phạt với hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời

Nếu sử dụng trái phép kiểu dáng công nghiệp của người khác mà không trả tiền bản quyền như quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại bằng cách trả một khoản tiền tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp bị xâm phạm.

Mức phạt với hành vi sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời

Nếu sử dụng trái phép sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí của người khác mà không trả tiền bản quyền như quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại bằng cách trả một khoản tiền tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí bị xâm phạm.

Mức phạt với hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Nếu có hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh của người khác, như tiết lộ hoặc sử dụng trái phép thông tin bí mật kinh doanh, theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại toàn bộ số lợi nhuận bất hợp pháp thu được từ hành vi vi phạm.

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền bên trên của bài viết này là mức phạt áp dụng với cá nhân vi phạm; trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần cá nhân vi phạm.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (4 bình chọn)