Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập

Chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị tổ chức kinh tế thuộc một công ty mẹ, nhưng có quyền tự chủ nhất định trong hoạt động kinh doanh, tài chính và kế toán. Nói cách khác, chi nhánh này hoạt động gần giống như một doanh nghiệp độc lập, nhưng vẫn chịu sự quản lý chung của công ty mẹ. Trường hợp công ty mẹ muốn chấm dứt hoặc giải thể chi nhánh cần thực hiện thủ tục gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP

Chi nhánh giải thể hoặc chấm dứt trong 2 trường hợp sau:

  1. Giải thể chi nhánh theo quyết định của doanh nghiệp;
  2. Giải thể chi nhánh do bị cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.

==> Vì chi nhánh hạch toán độc nên việc giải thể hoàn toàn giống như một doanh nghiệp bình thường.

QUY TRÌNH GIẢI THỂ CHI NHÁNH HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP

Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục Hải quan

Trường hợp chi nhánh có đăng ký xuất nhập khẩu, khi tiến hành giải thể thì doanh nghiệp cần nộp văn bản đề nghị xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đến Tổng cục Hải quan.

Trong vòng 10 – 15 ngày làm việc, Tổng cục Hải quan sẽ gửi cho doanh nghiệp công văn xác nhận không nợ thuế của chi nhánh.

Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Ngay sau khi có xác nhận hải quan về chi nhánh không nợ thuế ở bước 1, Việt Luật tiến hành nộp thông báo và quyết định giải thể tại chi cục thuế quản lý trực tiếp.

Hồ sơ:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Quyết định giải thể;
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể chi nhánh;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan (Bước 1)

Thời gian hoàn tất:

Đối với thủ tục đóng mã số thuế, không có mốc thời gian cụ thể để khẳng định: “Trong bao lâu thì hoàn tất thủ tục trên thuế?” Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khách nhau:

  • Thủ tục, quy trình hành chính khác nhau đối với các cơ quan thuế quản lý.
  • Doanh nghiệp chưa hoàn tất nghĩa vụ với tổ chức các bên: Bảo hiểm, Người lao động, Ngân hàng, Nhà cung cấp,…
  • Hàng tồn kho, tài sản còn ứ đọng chưa thanh lý hết.
  • Sổ sách kế toán của doanh nghiệp không trung thực hợp lý, có nhiều điểm bất cập dẫn đến việc xử lý hồ sơ với cơ quan thuế chậm trễ.
  • Khi quyết toán giải thể, doanh nghiệp chống đối, đưa số liệu khống hoặc không cung cấp số liệu kế toán cho cơ quan thuế xử lý.
  • Tùy thuộc vào tiến độ doanh nghiệp quyết toán với cơ quan thuế về số liệu, sổ sách kế toán.
  • Sự hợp tác giữa khách hàng và Việt Luật, giữa khách hàng và cơ quan thuế.

Bước 3: Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an hoặc làm biên bản hủy dấu

Trong trường hợp chi nhánh có khắc dấu do công an cấp (trước ngày 01/07/2015), thì doanh nghiệp cần làm thủ tục trả lại con dấu chi nhánh cho cơ quan công an.

Bước 4: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh

Sau khi có thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế hoặc phiếu chuyển tại cơ quan thuế hay thông báo bằng miệng về việc hoàn tất thủ tục giải thể của cán bộ thuế (Tùy vào cơ quan thuế quản lý khác nhau, có các thức thông báo kết quả khác nhau)

Hồ sơ:

  • Thông báo giải thể chi nhánh
  • Quyết định giải thể chi nhánh
  • Biên bản hợp về việc giải thể chi nhánh
  • Biên bản thanh lý tài sản
  • Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng
  • Xác nhận đóng mã số thuế
  • Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/chi nhánh.

Dịch vụ giải thể công ty của Việt Luật

Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nhiều công việc liên quan đến cơ quan chức năng. Thông thường, đại diện pháp luật của doanh nghiệp sẽ là người trực tiếp đi lại làm việc với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến đại diện pháp luật của doanh nghiệp không thể thực hiện được các công việc này, chẳng hạn như: không thu xếp được thời gian, đang ở nước ngoài, không am hiểu quy định pháp luật,…

Để thuận tiện cho khách hàng, Việt Luật cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói. Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện tất cả các thủ tục liên quan, giúp giảm thiểu tối đa việc khách hàng phải trực tiếp làm việc với cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, Việt Luật cũng hỗ trợ khách hàng trong quá trình xác định tình hình nội bộ, tổ chức, xác định doanh nghiệp có thuộc trường hợp giải thể hay không, và xác định các bước cần thiết để tiến hành giải thể. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình thực hiện thủ tục này, giúp khách hàng giải thể doanh nghiệp nhanh chóng và thuận lợi.

  1. Việt Luật đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục
  2. Tư vấn hành lang pháp lý trước khi giải thể doanh nghiệp;
  3. Tư vấn các trường hợp Giải thể công ty;
  4. Tư vấn phương án khác nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu giải thể: Tạm ngưng hoạt động, Chuyển nhượng vốn, Thay đổi đại diện pháp luật…;
  5. Tư vấn cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc Giải thể doanh nghiệp;
  6. Tư vấn cách thức ra quyết định về việc giải thể;
  7. Tư vấn cách thức gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người lao động;
  8. Tư vấn phương thức thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
  9. Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Việt Luật tiến hành soạn hồ sơ Giải thể công ty cho khách hàng;
  10. Việt Luật tiến hàng làm thủ tục “Xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế, lệ phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu” tại Tổng cục Hải Quan;
  11. Thay mặt khách hàng nộp thuế, lệ phí nhà nước, phạt vi phạm hành chính… và các khoản nộp liên quan (khi khách hàng có yêu cầu);
  12. Đại diện thực hiện các thủ tục để đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý;
  13. Đại diện theo dõi và nhận kết quả hoàn thành nghĩa vụ thuế, thông báo đóng mã số thuế, Phiếu chuyển thông tin lên Sở KH-ĐT… tại cơ quan Thuế quản lý;
  14. Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ xin Giải thể doanh nghiệp cho khách hàng;
  15. Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  16. Thực hiện thủ tục trả dấu pháp nhân tại cơ quan công an;
  17. Nhận kết quả là Giấy chứng nhận Giải thể doanh nghiệp tại sở KH-ĐT;
  18. Thông báo đã hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp, tư vấn cách thức lưu hồ sơ sau giải thể.

Trên đây, Việt Luật đã tổng hợp các vấn đề về giải thể doanh nghiệp mà rất nhiều khách hàng quan tâm. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quy doanh nghiệp có nhu cầu giải thể doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể về giải thể doanh nghiệp vui lòng liên hệ Việt Luật.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]
5/5 - (3 bình chọn)