1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
2.QUY TRÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.1 Thời điểm tổ chức và nội dung của hội nghị
Hội nghị người lao động được tổ chức hằng năm và do người sử dụng lao động quyết định. Nội dung hội nghị được thực hiện theo các nội dung đối thoại tại nơi làm việc và bao gồm những nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hội nghị người lao động:
Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.
Dẫn chiếu Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 :
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
2.2 Số lượng thành viên chủ trì hội nghị
Chủ trì hội nghị người lao động là người điều hành hội nghị và giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền. Chủ trì hội nghị gồm 02 thành viên: một người đại diện cho người sử dụng lao động và một người đại diện cho ban chấp hành công đoàn. Các thành viên này được đề xuất từ phía các bên và bầu chọn tại hội nghị.
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021:
I. TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
3. Tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
3.1. Cơ quan điều hành, giúp việc hội nghị
– Chủ trì hội nghị: Là người điều hành hội nghị và giải quyết các vấn đề phát sinh tại hội nghị theo thẩm quyền. Chủ trì hội nghị gồm 02 thành viên, một người đại diện cho NSDLĐ, một người đại diện cho ban chấp hành công đoàn, được đề xuất từ phía các bên và tiến hành bầu tại hội nghị. Hai thành viên chủ trì hội nghị bình đẳng về quyền, phân công nhiệm vụ điều hành phù hợp, tương xứng với vai trò, trách nhiệm của từng thành viên. Trong trường hợp hai thành viên không thống nhất được về một vấn đề cụ thể thì xin ý kiến hội nghị.
– Thư ký hội nghị: Là người ghi chép biên bản hội nghị, giúp chủ trì hội nghị xử lý các vấn đề liên quan đến hội nghị, hoàn thiện các văn bản hội nghị ngay sau khi hội nghị kết thúc. Thư ký hội nghị gồm 02 thành viên do người chủ trì hội nghị của các bên (NSDLĐ và tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể NLĐ) cử.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]
Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết:
Ms Đặng Thị Thu Sương
Điện thoại: 0934234777 |
Mr. Huỳnh Mẫn Email: [email protected] Language: English. |