Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương

Doanh nghiệp/công ty có vốn đầu tư nước ngoài cấp lại Giấy phép kinh doanh trong các trường hợp nào, mời bạn đọc tham khảo điều kiện và thủ tục trong bài viết sau:

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

Các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương
Các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

2 TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG

Theo quy định tại Điều 17 – Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì các trường hợp sau phải nộp hồ sơ cấp lại Giấy phép kinh doanh tịa Sở Công thương là:

  1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.
  2. Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hỏng.

THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG

Bước 1: Việt Luật tư vấn quy định có liên quan

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bản gốc Giấy phép kinh doanh
  • Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

  • Hồ sơ sẽ được scan và nộp trên Cổng dịch vụ công nơi công ty đặt trụ sở
  • Đóng lệ phí 
  • Sau khi được chấp thuận từ Sở Công thương => Nộp hồ sơ bản gốc 

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa
Giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa

PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRƯỜNG HỢP KHÔNG NỘP HỒ SƠ CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH

 

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP trường hợp không thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác theo quy định sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cụ thể như sau:

Điều 70. Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kê khai không trung thực nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

b) Không khai báo về việc mất giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định khi thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

b) Không thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam hoặc không phù hợp với pháp luật Việt Nam;

d) Hoạt động ngoài phạm vi nội dung được ghi trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

đ) Lập cơ sở bán lẻ trái phép tại Việt Nam.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sau khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ hoặc giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hạn, không được gia hạn.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.

CÁC TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Ngoài các trường hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp Giấy phép kinh doanh trong trường hợp sau:

  1. Thời hạn hoạt động của dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã hết.
  2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép kinh doanh.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau để được hỗ trợ

Tổng đài: 028.7777.5678 (20 lines)

Hotlines: 0934.234.777 – 0936.234.777 – 0938.234.777

Email: [email protected]

Website: www.vietluat.vn

5/5 - (2 bình chọn)