Thành lập công ty Luật nước ngoài năm 2023

Nhu cầu pháp lý là rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Việc có những quy định pháp luật giúp bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức và xã hội. Ngoài ra, việc tuân thủ pháp luật còn giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh, giảm thiểu các tranh chấp pháp lý, đồng thời tăng cường sự tin tưởng và sự ổn định trong cộng đồng. Vì vậy, nhu cầu pháp lý là điều không thể thiếu trong một xã hội phát triển và hiện đại.

Ngoài việc thành lập công ty Luật 100% vốn Việt Nam thì Luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư ở nước ngoài có thể thành lập công ty Luật tại Việt Nam. Tuy nhiên phải đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục trong bài viết dưới đây. Việt Luật mời quý bạn đọc tham khảo.

Thành lập công ty Luật nước ngoài

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (kể từ 01/11/2024)

Bước 1: Cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài

Tài liệu cần cung cấp:

  • Đơn đăng ký
  • Giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
  • Danh sách luật sư nước ngoài, Việt Nam dự kiện làm việc tại Công ty.
  • Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư và giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Dự thảo điều lệ công ty luật nước ngoài.

Thời gian thực hiện: 60 ngày làm việc.

Cơ quan cấp: Bộ Tư pháp.

Lệ phí nhà nước: 20 triệu đồng.

Bước 2: Đăng ký hoạt động của công ty luật nước ngoài.

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở

Tài liệu cần cung cấp:

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động
  • Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài (Kết quả Bước 1)
  • Hợp đồng thuê trụ sở và các tài liệu có liên quan tới văn phòng thuê.
  • Danh sách luật sư nước ngoài làm việc và các tài liệu chứng minh có thể hoạt động hành nghề tại Việt Nam (Thẻ luật sư ở nước ngoài và giấy phép hành nghề tại Việt Nam).

Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.

Cơ quan cấp: Sở Tư pháp

Lệ phí nhà nước: 2 triệu đồng

Quý khách tham khảo thêm: Thành lập công ty trọn gói

ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Dịch vụ thành lập công ty Luật nước ngoài cùng Việt Luật

Theo quy định tại Điều 68 – Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 25 – Điều 1 – Luật Luật sư sửa đổi 2012, thì điều kiện bao gồm:

  • Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;
  • Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại Điều 69 – Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 26 – Điều 1 – Luật Luật sư sửa đổi 2012, các hình thức là:

  • Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
  • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).

HÌNH THỨC CỦA CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI

  • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài là tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
  • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
  • Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
  • Giám đốc công ty luật nước ngoài là luật sư nước ngoài hoặc luật sư Việt Nam.

PHẠM VI HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại Điều 76 Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì:

Luật sư nước ngoài được hành nghề trong các trường hợp sau:

  • Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam;
  • Không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.

ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại Điều 74 – Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 29 – Điều 1 – Luật Luật sư sửa đổi 2012, thì Luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam thì cần đáp ứng đủ điều kiện sau:

  • Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
  • Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
  • Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ TẠI VIỆT NAM

Tài liệu cần cung cấp:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
  • Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc.
  • Chứng chỉ hành nghề luật sư;
  • Bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp của luật sư;
  • Phiếu lý lịch tư pháp của luật sư

Thời gian thực hiện: 30 ngày làm việc.

Cơ quan cấp: Bộ Tư pháp.

Lệ phí nhà nước: 5 triệu đồng.

Thời hạn của Giấy phép: 05 năm

Lưu ý:

+ Tài liệu nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng bản dịch.

+ Tài liệu Việt Nam phải được chứng thực (công chứng).

Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ lại theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

 

5/5 - (2 bình chọn)