Khi thành lập Doanh nghiệp điều trước tiên mọi người cần cân nhắc là chọn loại hình để phù hợp với mục đích, quy mô kinh doanh. Nắm bắt được nhu cầu đó, Việt Luật xin gửi đến quý bạn đọc bài viết dưới đây các thông tin liên quan đến việc so sánh các loại hình Doanh nghiệp theo Luật mới nhất.
A. Các loại hình Doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ban ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 (LDN 2020), thì các loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV);
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công ty TNHH 2 TV trở lên);
- Công ty cổ phần (Công ty CP);
- Công ty hợp danh (Công ty HD);
- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
B. Các tiêu chí so sánh các loại hình doanh nghiệp
1. Tư cách pháp nhân
Công ty TNHH MTV | Công ty TNHH 2 TV trở lên | Công ty CP | Công ty HD | DNTN | |
Tư cách pháp nhân (kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKDN) | Có | Không |
a. Ưu điểm:
- Là một chủ thể pháp lý, nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập;
- Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của tổ chức, cá nhân khác, tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình;
- Cho phép các chủ nợ của doanh nghiệp quyền ưu tiên siết nợ với tất cả các loại tài sản của doanh nghiệp
- Có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp với các pháp nhân khác.
b. Nhược điểm:
- Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cá nhân;
- Không tách bạch tài sản giữa cá nhân và công ty;
- Quan hệ tố tụng với tư cách là Chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Số lượng thành viên, cổ đông và khả năng huy động vốn
Cơ sở pháp lý tại Luật Doanh nghiệp 2020
- Công ty TNHH MTV: Khoản 1 – Điều 74
- Công ty TNHH 2 TV trở lên: Khoản 2 – Điều 46
- Công ty Cổ phần: Điểm b – Khoản 1 – Điều 111
- Công ty Hợp danh: Khoản 1 – Điều 177
- Doanh nghiệp tư nhân: Khoản 1 – Điều 188
Chi tiết:
Công ty TNHH MTV | Công ty TNHH 2 TV trở lên | Công ty CP | Công ty HD | DNTN | |
Số lượng | 1 thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức) | 2 – 50 thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức) | Ít nhất là 3 cổ đông (là cá nhân hoặc tổ chức)
Không hạn chế tối đa |
Ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân và ngoài ra có thêm thành viên góp vốn. Không hạn chế tối đa | 1 thành viên góp vốn là cá nhân, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân |
Phân tích:
- Công ty Cổ phần là loại hình Doanh nghiệp có khả năng huy động vốn cao nhất vì Công ty Cổ phần được phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán; không giới hạn số lượng cổ đông.
- Công ty TNHH 2 TV có thể huy động vốn nhưng tối đa chỉ có 50 thành viên.
- Công ty Hợp danh có thể huy động vốn từ thành viên công ty hiện có hoặc có thể huy động từ thành viên mới và không hạn chế số lượng thành viên tối đa => Tuy nhiên cần có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
- Công ty TNHH MTV có thể huy động vốn từ chủ sở hữu hoặc chuyển nhượng cho cá nhân khác => Phải chuyển đổi loại hình.
- DNTN chỉ được huy động vốn từ chính chủ Doanh nghiệp.
3. Quyền phát hành chứng khoán
Cơ sở pháp lý tại Luật Doanh nghiệp 2020
- Công ty TNHH MTV: Khoản 3, 4 – Điều 74
- Công ty TNHH 2 TV trở lên: Khoản 3, 4 – Điều 46
- Công ty Cổ phần: Khoản 3 – Điều 111
- Công ty Hợp danh: Khoản 3 – Điều 177
- Doanh nghiệp tư nhân: Khoản 2 – Điều 188
Chi tiết:
Công ty TNHH MTV | Công ty TNHH 2 TV trở lên | Công ty CP | Công ty HD | DNTN | |
Quyền phát hành chứng khoán | Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Được phát hành trái phiếu theo Luật Doanh nghiệp và các pháp luật khác có liên quan.
|
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. | Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. | Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. |
4. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
Công ty TNHH MTV | Công ty TNHH 2 TV trở lên | Công ty CP | Công ty HD | DNTN | |
Trách nhiệm và nghĩa vụ | Thành viên, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty |
|
Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp |
Việc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh mang lại rủi ro khá cao cho chủ doanh nghiệp tư nhân, ngược lại, thành viên, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vì thế sẽ tương đối an toàn hơn.
5. Chuyển nhượng vốn
6. Xử lý phần vốn nếu chưa góp đủ
7. Cơ cấu tổ chức
8. Quyền quyết định những vấn đề quan trọng
- Đối với công ty TNHH MTV: Chủ sở hữu;
- Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên: Quyền quyết định tối cao thuộc về Hội đồng thành viên;
- Đối với công ty Cổ phần: Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn cao nhất. Tuy nhiên, đa phần các quyết định liên quan đến cơ cấu tổ chức, quản lý công ty đều được quyết định bởi Hội đồng quản trị;
- Đối với công ty Hợp Danh: Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, tất cả các quyết định đều phải được đa số thành viên hợp danh tán thành (với tỷ lệ ¾ hoặc ⅔ thành viên hợp danh tán thành) mới được thông qua.
- Đối với DNTN: chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
9. Loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng hiện nay
- Loại hình Doanh nghiệp được ưa chuộng hiện nay là Công ty TNHH MTV vì có cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với những cá nhân kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ.
- Công ty TNHH 2 TV trở lên phù hợp với quy mô kinh doanh hợp tác cùng bạn bè, đối tác.
- Công ty Cổ phần là loại hình kinh doanh có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có khả năng huy động vốn cao, phù hợp với những quy mô kinh doanh lớn.
- Công ty Hợp danh và DNTN là 2 loại hình ít được ưa chuộng, bởi vì rủi ro cao và khả năng huy động vốn thấp.
Trên đây là những tiêu chí cần để so sánh các loại hình doanh nghiệp, quý khách hàng có thể tham khảo thêm thủ tục thành lập công ty.
Hoặc liên hệ lại Việt Luật để được tư vấn cụ thể nhất.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]