Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh – Những điều cần biết năm 2023

Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ngoài trụ sở đã đăng ký thì có thể thành lập Chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Mặc dù có thể có sự nhầm lẫn giữa hai hình thức này, tuy nhiên chúng lại có những sự khác biệt cơ bản. Dưới đây là một số sự khác nhau giữa 2 chi nhánh và địa điểm kinh doanh:

thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện

Khái niệm Chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Chi nhánh và Địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 44 – Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chi nhánh thường có một địa chỉ riêng, có thể hạch toán độc lập hoặc hạch toán phu thuộc công ty mẹ.
  • Địa điểm kinh doanh là  nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm này có thể là một cửa hàng, một văn phòng, một nhà máy hoặc một kho hàng.

Quý khách có thể tham khảo quy định về sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện tại Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Điểm giống nhau giữ Chi nhánh và địa điểm kinh doanh

  • Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Doanh nghiệp không bị giới hạn số lượng khi thành lập địa điểm kinh doanh và chi nhánh.
  • Chi nhánh và địa điểm kinh doanh được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh doanh thu, mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và chi nhánh riêng biệt.
  • Có thể thành lập chi nhánh và địa chỉ kinh doanh trên phạm vi cùng hoặc khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính

Sự khác nhau giữa Chi nhánh và địa điểm kinh doanh (kể từ 03/07/2023)

Về đặt tên

  • Chi nhánh: Tên Doanh nghiệp + tên riêng Chi nhánh;
  • Địa điểm kinh doanh: Tên Doanh nghiệp + tên riêng văn địa điểm kinh doanh

Về phạm vi kinh doanh

  • Chi nhánh: Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền;
  • Địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh trong phạm vi nhóm ngành cụ thể đã đăng ký của công ty mẹ.

Mã số thuế

  • Chi nhánh: Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
  • Địa điểm kinh doanh:
    • Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh;
    • Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh, công ty phải đăng ký vãng lai trên trang http://kekhaithue.gdt.gov.vn hoặc http://kekhaithue.gdt.gov.vn

Về việc đăng ký con dấu

  • Chi nhánh: có con dấu riêng
  • Địa điểm kinh doanh: có thể đăng ký con dấu hoặc không sử dụng vì Luật Doanh nghiệp 2020 không hạn chế.

Hình thức hạch toán

  • Chi nhánh:
    • Hạch toán độc lập: phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính cũng phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
    • Hạch toán phụ thuộc: kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính và nộp thuế cho địa phương nơi chi nhánh trực thuộc.
  • Địa điểm kinh doanh: Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung.

Các loại thuế cần nộp

  • Chi nhánh: Lệ phí môn bài, Giá trị gia tăng (GTGT), Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thu nhập cá nhân (TNCN);
  • Địa điểm kinh doanh: Lệ phí môn bài, nộp cho cơ quan thuế của địa phương nếu khác tỉnh với công ty mẹ

Lệ phí môn bài của chi nhánh và địa điểm kinh doanh là 1.000.000/năm. Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Ký hợp đồng và xuất hóa đơn

  • Chi nhánh: không được ký kết hợp đồng kinh tế dưới danh nghĩa của chính mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh ký hợp đồng kinh tế trong phạm vi và thời gian được ủy quyền. Chi nhánh hạch toán độc lập mới được quyền xuất hóa đơn, còn chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ xuất hóa đơn tại công ty mẹ.
  • Địa điểm kinh doanh: Không được sử dụng hóa đơn và không được ký kết hợp đồng kinh tế dưới danh nghĩa của chính mình.

Lời khuyên từ Việt Luật:

  • Nếu Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực,  thủ tục và hoạt động đơn giản, giảm được một phần nghĩa vụ thuế, trong cùng tỉnh/thành phố nơi trụ sở chính thì Công ty nên thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Nếu Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực như Công ty mẹ, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập chi nhánh.

Thủ tục thành lập chi nhánh (kể từ ngày 03/07/2023)

Thành lập chi nhánh

Bước 1: Việt Luật tư vấn những quy định có liên quan

Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin sau

  • Mã số thuế công ty mẹ.
  • Thông tin chi nhánh: Tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động.
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Chọn tên cho chi nhánh

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt;
  • Tên chi nhánh = “Chi nhánh” + Tên Doanh nghiệp;
  • Không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”
  • Có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt.

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh

Ngành, nghề của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề của Doanh nghiệp; Có thể đăng ký hoạt động 1 phần hoặc toàn bộ.

Địa chỉ hoạt động của chi nhánh

  • Có đủ 4 cấp hành chính (Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh)
  • Có số nhà (đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì bắt buộc phải có số nhà, tuy nhiên tại các Tỉnh khác thì số nhà không bắt buộc nếu chưa có);
  • Trường hợp thuê tại tòa nhà thì phải có số tầng, lầu;
  • Không được lấy địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đặt trụ sở;
  • Không dùng chung cư để làm địa chỉ trụ sở, nếu trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel) thì cần có xác nhận của Chủ đầu tư;
  • Nên có Hợp đồng thuê trụ sở nếu không phải là nhà riêng.

Người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh phải có đủ năng lực hành vi dân sự, được công ty bổ nhiệm hoặc thuê.

Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật Doanh nghiệp ký;
  • Bản sao Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH Một thành viên) về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao Biên bản họp, Quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên/Cổ phần) về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ cho Việt Luật.

Bước 4: Việt Luật bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh

Bước 5: Làm con dấu

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh (kể từ ngày 03/07/2023)

thành lập địa điểm kinh doanh - Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan đến việc thành lập địa điểm kinh doanh

Khách hàng chỉ cần cung cấp 3 thông tin sau:

  • Mã số thuế công ty mẹ.
  • Thông tin địa điểm kinh doanh: Tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động.
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Tên địa điểm kinh doanh

  • Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ các Tiếng Việt các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
  • Tên địa điểm kinh doanh = “Địa điểm kinh doanh” + Tên riêng + Tên Doanh nghiệp;
  • Phần tên riêng trong văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
  • Có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Địa chỉ của địa điểm kinh doanh

  • Có đủ 4 cấp hành chính (Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh)
  • Có số nhà (đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì bắt buộc phải có số nhà, tuy nhiên tại các Tỉnh khác thì số nhà không bắt buộc nếu chưa có);
  • Trường hợp thuê tại tòa nhà thì phải có số tầng, lầu;
  • Không được lấy địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đặt trụ sở;
  • Không dùng chung cư để làm địa chỉ trụ sở, nếu trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel) thì cần có xác nhận của Chủ đầu tư;
  • Nên có Hợp đồng thuê trụ sở nếu không phải là nhà riêng.

Ngành nghề của địa điểm kinh doanh

Hoạt động một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề của công ty mẹ. Không được khác ngành, nghề của công ty mẹ.

Người đứng đầu

Do công ty hoặc chi nhánh bổ nhiệm, giấy tờ cần cung cấp là giấy tờ pháp lý của cá nhân đứng đầu địa điểm kinh doanh như Căn cước công dân, Hộ chiếu.

Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ, hướng dẫn và giao tận nơi cho khách ký tên

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Bước 3: Bàn giao kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Bước 4: Khắc con dấu nếu quý khách yêu cầu

Tổng chi phí thành lập địa điểm kinh doanh tại trọn gói là 1.000.000 đồng. Bao gồm:

  • Phí công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Phí tư vấn, soạn hồ sơ, trình doanh nghiệp ký, nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT, bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.

Ưu nhược điểm khi thành lập chi nhánh so với việc thành lập địa điểm kinh doanh

dịch vụ Việt Luật

Ưu điểm:

  • Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp), sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển;
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng
  • Chi nhánh có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, địa điểm kinh doanh phải phụ thuộc vào công ty hoặc chi nhánh.

Nhược điểm:

  • Thủ tục giải thể chi nhánh phức tạp và lâu hơn địa điểm kinh doanh;
  • Nếu chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.

Quý khách có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào có thể liên hệ lại Việt Luật để được hỗ trợ.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)