Bạn có đam mê du lịch và có mong muốn thành lập công ty du lịch lữ hành; nhưng bạn đang băn khoăn về các vấn đề về thủ tục, hồ sơ thành lập công ty du lịch,…và rất nhiều các vấn đề liên quan, để được công nhận là doanh nghiệp hợp lệ theo quy định Pháp luật Việt Nam. Công ty Việt Luật chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên về lĩnh vực du lịch, lữ hành sẽ tư vấn đến bạn những thông tin cần lưu ý, đặc biệt khi muốn mở công ty trên địa bàn TP.HCM hoặc các tỉnh lân cận.
Chú ý rằng kinh doanh đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Việc đăng ký kinh doanh và đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch cần tiến hành thủ tục, hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Du lịch có nhiều mảng như du lịch trong nước, du lịch nước ngoài. Tùy vào vốn đầu tư và chiến lược kinh doanh mà chúng tôi tư vấn hình thức công ty du lịch cho quý khách hàng.
I. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020;
- Căn cứ Nghị định 05/2013/NĐ-CP;
- Căn cứ Luật du lịch 2017;
- Căn cứ Nghị định 168/2017/NĐ-CP
II. 3 điều kiện đặc thù khi thành lập công ty du lịch, lữ hành tại TP.HCM
Dưới đây là những điều kiện tiêu biểu của mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi muốn mở công ty kinh doanh các ngành nghề du lịch, lữ hành.
1. Điều kiện về trình độ
Đối với các ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành, người phụ trách kinh doanh phải tốt nghiệp các chuyên ngành lữ hành, với trình độ:
- Từ bậc trung cấp trở lên đối với dịch vụ lữ hành nội địa.
- Từ bậc cao đẳng trở lên đối với dịch vụ lữ hành quốc tế.
Trường hợp tốt nghiệp các chuyên ngành khác, phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa hoặc quốc tế, tùy lĩnh vực.
2. Điều kiện về vốn ký quỹ
Để kinh doanh và được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải lập vốn ký quỹ tại ngân hàng, với các mức như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
Vốn điều lệ/vốn pháp định của công ty ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn vốn ký quỹ.
3. Điều kiện về giấy phép
Đối với ngành dịch vụ lưu trú ngắn ngày (ngành khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê), Sở KH&ĐT vẫn cấp phép nhưng sẽ không cho doanh nghiệp hoạt động tại trụ sở. Doanh nghiệp muốn hoạt động tại trụ sở phải làm văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khi đó, cơ quan này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện và các loại giấy phép sau:
- Các giấy phép về đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn thực phẩm.
- Đối với khách sạn có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, phải đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ.
Sau khi có văn bản chấp thuận thì doanh nghiệp mới được thực hiện ngành này tại trụ sở công ty.
II. Những mã ngành nghề du lịch, lữ hành cần biết khi quyết định thành lập công ty
Dựa vào các yêu cầu và thực tế những hồ sơ thành lập công ty du lịch mà Việt Luật đã cung cấp dịch vụ thì sau đây sẽ là các ngành nghề được phép đăng ký đối với lĩnh vực du lịch.
STT | TÊN NGÀNH | MÃ NGÀNH |
1 | Đại lý du lịch. | 7911 |
2 | Điều hành tour du lịch.
Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế. |
7912 |
3 | Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch. | 7990 |
4 | Quảng cáo. | 7310 |
5 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.
Chi tiết: Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa. |
5229 |
6 | Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Chi tiết: Tổ chức hội nghị, hội thảo (không thực hiện hiệu ứng cháy nổ; không sử dụng chất nổ; chất cháy; hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh). |
8230 |
7 | Cho thuê xe có động cơ.
Chi tiết: Cho thuê xe du lịch. |
7710 |
8 | Vận tải hành khách đường bộ khác. | 4932 |
9 | Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt). | 4931 |
10 | Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
Chi tiết: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (không hoạt động tại trụ sở). |
5510 |
III. Thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp du lịch, lữ hành
Giống như hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh những ngành nghề khác, việc thành lập công ty du lịch bao gồm các bước sau.
1. Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
- Thành lập công ty về lĩnh vực du lịch cũng giống như thành lập công ty thông thường, hồ sơ gồm các yêu cầu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông;
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên/cổ đông là cá nhân;
- Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập của thành viên/cổ đông là tổ chức.
2. Nơi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
- Hồ sơ có thể nộp online, theo địa chỉ: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
3. Thời gian xử lý hồ sơ:
Sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh. Hoặc sẽ bổ sung, nộp lại theo yêu cầu của Sở, nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Lưu ý: Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh do Sở KH&ĐT cấp, công ty phải làm hồ sơ (bao gồm giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận ký quỹ, văn bằng, chứng chỉ, các loại giấy phép liên quan…) gửi đến Tổng cục du lịch.
Sau đó, Tổng cục du lịch sẽ thông báo hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để cấp phép hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành.
IV. Thực hiện hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty lữ hành tại TP.HCM
Để không bị XỬ PHẠT thì sau khi có giấy phép thành lập công ty, bạn cần hoàn tất những thủ tục sau:
1. Góp vốn vào doanh nghiệp lữ hành nội địa:
Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn theo quy định trong thời hạ 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh. Số vốn góp vào công ty sẽ là số vốn được cam kết ban đầu giữa các thành viên, cổ đông công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, vàng, tài sản sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ…
2. Công bố thông tin đăng ký kinh doanh:
Doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép. Trường hợp không thực hiện đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu VNĐ.
3. Treo bảng hiệu sau khi có giấy phép thành lập công ty:
Công ty lữ hành nội địa tiến hành treo bảng hiệu công ty trước công ty. Bảng hiệu cần chứa tên, mã số thuế, địa chỉ công ty. Vì cơ quan thuế có thể sẽ xuống kiểm tra nên việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện.
4. Khắc con dấu và công bố mẫu dấu:
Doanh nghiệp thực hiện khắc mẫu dấu và công bố mẫu dấu công khai lên cổng thông tin điện tử quốc gia. Mẫu dấu phải chứa đầy đủ thông tin như tên, mã số thuế, địa chỉ liên hệ của công ty.
5. Mua chữ ký số:
Doanh nghiệp đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế online, việc mua chữ ký số là rất cần thiết, bởi hiện nay rất ít cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế trực tiếp theo kiểu truyền thống.
6. Kê khai và đóng thuế sau khi thành lập công ty:
Doanh nghiệp lữ hành nội địa sẽ phải tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài. Theo quy định mới nhất thì những công ty thành lập sau 25/2/2020 sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên.
7. Phát hành hóa đơn:
Công ty cần thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng theo đúng quy định hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
8. Đăng ký tài khoản ngân hàng sau khi thành lập công ty:
Doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty mình tại ngân hàng giao dịch. Chủ công ty mang CMND, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản. Sau đó, báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư.
Hoặc quý khách có thể tham khảo Nghĩa vụ cần làm sau khi có Giấy phép
V. Tiến hành xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế năm 2023
Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, rồi mới có thể kinh doanh. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần như sau:
1. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:
- Đơn đề nghị theo mẫu 04 – Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL;
- Bản sao y Giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ (điều kiện đã nêu bên trên);
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
- Đơn đề nghị theo mẫu số 02 – Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL;
- Bản sao y Giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ (điều kiện đã nêu bên trên);
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
>> Nộp hồ sơ tại Sở Du lịch, Sở văn hóa Thể thao và du lịch. Khoảng từ 7 – 10 ngày, hồ sơ của bạn sẽ được xử lý. Nếu hồ sơ có bất cứ sai sót gì sẽ không được cấp giấy phép, do vậy, bạn cần hết sức lưu ý.
VI. Một số lưu ý quan trọng khi thành lập công ty lữ hành đừng bỏ qua
1. Lưu ý về tên công ty
Doanh nghiệp cần đặt tên cho công ty lữ hành nội địa của mình. Bởi tên sẽ thể hiện thương hiệu riêng và giúp phân biệt với những doanh nghiệp khác. Tên công ty phải có đủ câu trúc gồm loại hình công ty và tên riêng. Ví dụ: Công ty cổ phần du lịch Hoa Sen, Công ty TNHH lữ hành nội địa Travel, Công ty tư nhân Thanh Hà.
Tên doanh nghiệp không trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không dùng từ ngữ thiếu văn hóa. Thông thường bạn cần tiến hành tra cứu tên công ty trước khi sử dụng để tránh trùng lặp cũng như vi phạm quy định đặt tên.
Quý khách có thể tham khảo Quy định về việc đặt tên Doanh nghiệp mới nhất
2. Chọn loại hình doanh nghiệp
Khi mở công ty bạn có thể chọn 1 trong 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến như công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty hợp danh
- Công ty tư nhân là công ty do 1 cá nhân làm chủ sở hữu, có thể có 1 thành viên.
- Loại hình công ty cổ phần thì cần có tối thiểu 3 thành viên và không giới hạn số lượng thành viên.
- Loại hình công ty TNHH thì có thể có tối thiểu 1 – 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
- Hiện nay, hầu như rất ít người đăng ký loại hình công ty hợp danh.
Quý khách có thể tham khảo Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp
4. Người đại diện pháp luật
Doanh nghiệp cần chọn người đại diện theo pháp luật để làm đại diện cho công ty khi đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động. Người đại diện pháp luật của công ty có thể là giám đốc, chủ tịch hay người được thuê về làm người đại diện.
Doanh nghiệp cần đảm bảo luôn có 1 người đại diện pháp luật cư trú ở Việt Nam. Doanh nghiệp có thể chọn 2 – 3 người đại diện pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp cảm thấy người đại diện pháp luật không còn phù hợp với công ty thì có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật để thay đổi người đại diện.
5. Lưu ý về địa chỉ công ty
Địa chỉ doanh nghiệp lữ hành nội địa phải chính xác, không đặt địa chỉ ở chung cư, nhà tập thể. Có thể đặt địa chỉ công ty ở nhà riêng hoặc thuê địa chỉ đặt công ty. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau. Ví dụ:
- Địa chỉ công ty cần chính xác như: 481/7A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TPHCM
- Địa chỉ công ty KHÔNG THỂ đặt là Tầng 5, chung cư Ánh sao, phường 14, quận 10, TPHCM.
Tất cả những giấy tờ liên quan đến thành lập công ty kinh doanh đều phải đúng chuẩn thì doanh nghiệp bạn mới có thể đi vào hoạt động ổn định nhất. Vì vậy nếu bạn cảm thấy rắc rối, hoặc muốn tiết kiệm thời gian và chi phí có thể liên hệ đến VIỆT LUẬT.
Với Việt Luật, bạn chỉ cần cung cấp chứng minh nhân thân: Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc Thẻ Căn cước công dân. Mọi vấn đề khác sẽ do các chuyên viên của Việt Luật giải quyết thay bạn.
Để chi tiết hơn về chi phí mở công ty, các bạn có thể tham khảo bài viết xem thêm.
>> Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp mới nhất<<
HỖ TRỢ SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI TẠI VIỆT LUẬT:
Việt Luật hiểu rõ sự khó khăn và những thắc mắc trong vấn đề pháp lý của các doanh nghiệp mới thành lập, Công ty tư vấn Việt Luật sẽ hỗ trợ và tư vấn tường tận những câu hỏi của quý khách hàng về các vấn đề sau khi thành lập công ty như:
- MIỄN PHÍ BÁO CÁO THUẾ 03 THÁNG
- Tặng bộ ly thủy tinh cao cấp
- Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
- Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm:
- Điều lệ;
- Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
- Chứng nhận sở hữu cổ phần;
- Sổ cổ đông;
- Thông báo lập sổ cổ đông…
- Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
- Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty
Các dịch vụ khác của Việt Luật
Công Ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Luật có thâm niên hơn 15 năm và hỗ trợ cho hơn 100.000 lượt khách trong vấn đề Thành lập doanh nghiệp, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp: Tư vấn thành lập VPĐD, Đầu tư nước ngoài, Thay đổi nội dung ĐKKD,…
Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp theo các loại hình:
+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
+ Thành lập công ty TNHH Một thành viên
+ Thủ tục thành lập công ty TNHH Hai thành viên trở lên
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
- Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)
- Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
- Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]