Thủ tục cấp lại giấy phép lao động/workpermit cho người nước ngoài
Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là một yêu cầu bắt buộc của pháp luật Việt Nam đối với người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam. Việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo quyền lợi của cả người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động và Nhà nước. Các trường hợp nào cần cấp lại Giấy phép lao động (Workpermit), thủ tục ra sao, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Tham khảo thêm Thành lập công ty trọn góivà Dịch vụ kế toán chuyên nghiệp
CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG/WORKPERMIT
Theo quy định tại Điều 12 – Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì các trường hợp cấp lại giấy phép lđ bao gồm:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất;
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng;
- Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG KHI CẤP LẠI CÓ THỜI HẠN BAO LÂU?
Sau khi được cấp lại, thời hạn của giấy phép lao động sẽ được xác định theo quy định tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Trong đó, thời hạn của giấy phép lao động đã cấp được căn cứ theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối đa không quá 02 năm.
Như vậy, giấy phép lao động được cấp lại chỉ có thời hạn tương ứng với thời gian từ khi xin cấp lại đến thời điểm giấy phép lao động cũ hết hạn.
QUY TRÌNH CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan
Bước 2: Khách hàng chuẩn bị hồ sơ
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
- Giấy khám sức khỏe còn hiệu lực;
- Trường hợp bị mất thì phải có giấy xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
Lưu ý: Tài liệu phải là bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt.
Bước 3: Việt Luật soạn thảo và hướng dẫn khách ký tên
Bước 4: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Nơi nộp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cách thức thực hiện: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao khách hàng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lđ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lđ thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
1. Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
2. Trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 của năm sau hoặc đột xuất theo yêu cầu, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn theo Mẫu số 08/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm và hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải báo cáo qua môi trường điện tử về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc theo Mẫu số 17/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]