Vốn điều lệ và vốn pháp định có gì khác nhau ?

Vốn điều lệ và vốn pháp định là những thuật ngữ thường xuyên gặp phải khi thành lập doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp phải làm sao để có thể phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định ?

Vốn điều lệ và vốn pháp định có gì khác nhau ?
Vốn điều lệ và vốn pháp định có gì khác nhau ?

Dựa trên các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, PLKN xin đưa ra một số tiêu chí để phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định như sau:

Tiêu chí

Vốn điều lệ

Vốn pháp định

Khái niệm

Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. (khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)

Là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể.

Ví dụ: ngành nghề kinh doanh môi giới chứng khoán yêu cầu số vốn pháp định tối thiểu là 25 tỷ đồng (điểm a khoản 1 Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).

Cơ sở xác định

– Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

– Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Mức vốn điều lệ đăng ký không được thấp hơn so với mức vốn pháp định đối với kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

– Pháp luật chuyên ngành quy định về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

– Công ty dự định thành lập hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp đăng ký phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

Mức vốn

– Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp.

– Mức vốn pháp định là cố định với từng ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ: Hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa có vốn pháp định là 1.000 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó có vốn pháp định là 300 tỷ đồng.

Ký quỹ

Không yêu cầu.

Một số trường hợp phải ký quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thời hạn góp vốn

Trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Sự thay đổi vốn trong quá trình hoạt động

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy theo tình hình doanh nghiệp.

– Vốn pháp định là cố định và được xác định theo từ ngành, nghề kinh doanh cụ thể.

– Vốn điều lệ khi giảm không được thấp hơn mức vốn pháp định với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ý nghĩa pháp lý

– Là căn cứ khi doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi thành lập.

– Là biện pháp để doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực này;

– Là cơ sở để doanh nghiệp bảo đảm an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, đối tác khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp mình.

Thư Viện Pháp Luật.

5/5 - (1 bình chọn)