Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại theo quy định mới nhất

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?

Điều kiện về Nhượng quyền thương mại
Điều kiện về Nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 về nhượng quyền thương mại cụ thể như sau:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

ĐIỀU KIỆN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

  1. Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
  2. Ngôn ngữ của Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Tiếng Việt.

==> Trừ trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài (Ngôn ngữ do hai bên thỏa thuận).

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐĂNG KÝ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Căn cứ tại Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền cụ thể như:

Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền

1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:

a) Nhượng quyền trong nước;

b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

Như vậy, việc nhượng quyền thương mại phải được đăng ký với Bộ Công thương do bên dự kiến nhượng quyền thực hiện trước khi nhượng quyền thương mại. Bộ Công thương có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

Tuy nhiên đối với các trường hợp nhượng quyền trong nước, nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, thương nhân không cần phải đăng ký nhượng quyền thương mại mà chỉ cần báo cáo với Sở Công Thương.

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Dịch vụ Việt Luật
Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Việt Luật tư vấn các quy định có liên quan 

Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị tài liệu

Bước 3: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Hồ sơ đăng ký:

Đăng ký với Bộ Công thương.

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản sao có công chứngGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
  • Bản sao có công chứngvăn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

Đăng ký với Sở Công thương

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-2 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách

  • Trong vòng 02 ngày phải ra văn bản bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Trong vòng 05 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền phải ghi vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền và thông báo cho Doanh nghiệp biết.

NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN NHẬN QUYỀN THƯƠNG MẠI

Theo quy định Điều 289 – Luật Thương mại 2005, trong nhượng quyền thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ như sau:

  • Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao.
  • Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền.
  • Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt.
  • Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại.
  • Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể như sau:

– Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

  • Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
  • Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
  • Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
  • Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
  • Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
  • Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.

– Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhượng quyền thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định;
  • Cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
  • Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
  • Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc báo cáo không trung thực, không đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
  • Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
  • Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với những hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc không có giấy phép theo quy định;
  • Tiếp tục kinh doanh nhượng quyền thương mại khi đã hết thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh nhượng quyền thương mại hàng cấm, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

 

 

5/5 - (2 bình chọn)