Thành lập công ty ngành mỹ phẩm năm 2020

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn nhưng không kém phần cạnh tranh gay gắt. Đó là cơ hội cũng như thách thức đối với các thương nhân muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Khi bạn bắt tay thành lập công ty ngành mỹ phẩm hãy trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Hôm nay, Việt Luật sẽ hướng dẫn các thủ tục giúp bạn thành lập doanh nghiệp ngành mỹ phẩm mới nhất năm 2020 được dễ dàng hơn.

Thành lập công ty ngành mỹ phẩm năm 2020
Thành lập công ty ngành mỹ phẩm năm 2020

1. Xác định đối tượng khách hàng và mặt hàng chính

Hiện nay,trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại vì thế việc trước tiên bạn cần xác định rõ mình sẽ phục vụ cho đối tượng nào là chủ yếu. Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, thu nhập và nhu cầu của từng người dùng mà có những mức giá và chủng loại sản phẩm khác nhau.

Kế tiếp, bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến, điều này vô cùng quan trọng vì sẽ quyết định bạn sẽ kinh doanh mặt hàng nào, từ đó ước lượng được nguồn vốn, nguồn hàng cung cấp.

2. Xác định quy mô – Lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp

Nguồn vốn chi phối rất nhiều đến quy mô kinh doanh của bạn. Nguồn vốn kinh doanh có thể huy động bằng nhiều cách:

  • Vốn tự có;
  • Vốn góp chung;
  • Vay mượn của người thân hay từ bạn bè;
  • Vay vốn ngân hàng….

Từ đó bạn có thể lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp phù hợp (Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH; Công ty Cổ Phần; Công ty hợp doanh v.v..).

3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp mỹ phẩm

a. Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp

Đối với mỹ phẩm nhập khẩu Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu.

  • Đăng kí thành lập doanh nghiệp trước khi kinh doanh
  • Tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm:
    • Đảm bảo vệ sinh, an toàn mỹ phẩm cho người sử dụng
    • Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn: nấm mốc trong mỹ phẩm, ban hành theo Quyết định 3113/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
    • Độ kích ứng da : theo quy định tại Phương pháp thử kích ứng trên da, ban hành theo Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

Đối với doanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm phải đảm bảo:

  • Cơ sở vật chất : Có hệ thống xử lý chất thải, nước thải theo tiêu chuẩn quy định về bảo  vệ môi trường.
  • Địa điểm thích hợp, tránh bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
  • Hệ thống xử lý chất thải, nước thải theo tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường.
  • Về trang thiết bị dụng cụ sản xuất : Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật và các tác động xấu của môi trường
  • Đảm bảo các thiết bị luôn được vệ sinh sạch sẽ
  • Người trực tiếp kinh doanh – chế biến thực phẩm : Phải có kiến thức của từng loại mỹ phẩm, hiểu rõ thành phần, công dụng của từng loại sản phẩm

Đối với người trực tiếp điều chế sản phẩm phải có trang bị bảo hộ, có giấy chứng nhận sức khỏe.

b. Mỹ phẩm nhập khẩu phải được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam

Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam.Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành.

Các mỹ phẩm nhập khẩu được lưu hành phải đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Nhãn hiệu mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
  • Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.

4. Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp mỹ phẩm

Bước 1Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh Mỹ phẩm:

Hồ sơ thông thường bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp Mỹ phẩm.
  • Danh sách và thông tin của thành viên : Đối với các công ty TNHH từ 2 thành viên thì cần phải nộp danh sách thành viên, đối với công ty cổ phần là danh sách thành viên sáng lập, danh sách thành viên của công ty hợp danh và công ty tư nhân.
  • Điều lệ công ty (áp dụng đối với công ty TNHH , công ty cổ phần và công ty hợp danh)
  • Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ  chứng thực sau:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
    • Quyết định thành lập công ty (Tên doanh nghiệp được đặt phải phù hợp với quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp.)

Bước 2: Nộp hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư

  • Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch Đầu Tư  sẽ tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm trả lời hồ sơ hợp lệ hay không cho doanh nghiệp trong thời gian quy định. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh  kiểm tra nều như hồ sơ đúng với quy định của pháp luật thì sẽ được xem xét thông qua.Nếu có sai sót sẽ thông báo bằng văn bản cụ thể.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Hoàn tất những thủ tục cuối cùng trước khi kinh doanh

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai
  • Khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu :

    • Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp cho Sở Kế Hoạch Đầu Tư
    • Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
  • Treo biển tại trụ sở doanh nghiệp
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử
  • Phát hành mẫu hóa đơn và in hóa đơn
  • Kê khai và nộp thuế môn bài
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh

Lưu ý: Khi doanh nghiệp hoạt động bán hàng qua mạng điện tử, doanh nghiệp phải thông qua việc thiết lập website đáp ứng  Điều 52 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

  • Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet
  • Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

5. Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh

a. Quyền lợi:

  • Được tự do sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm mỹ phẩm đã đăng ký;
  • Được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;
  • Được hưởng các chính sách theo quy định nhà nước.

b. Nghĩa vụ:

  • Có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ;
  • Tuân thủ các chính sách về Luật doanh nghiêp;
  • Không được kinh doanh các sản phẩm không có trong hạng mục đăng ký.

Nếu quý doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và thời gian nhưng vẫn đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật thì hãy đến với Việt Luật

>> Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp mới nhất <<

Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Việt Luật

HỖ TRỢ SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRỌN GÓI TẠI VIỆT LUẬT:

Việt Luật hiểu rõ sự khó khăn và những thắc mắc trong vấn đề pháp lý của các doanh nghiệp mới thành lập, Công ty tư vấn Việt Luật sẽ hỗ trợ và tư vấn tường tận những câu hỏi của quý khách hàng về các vấn đề sau khi thành lập công ty như:

  • MIỄN PHÍ BÁO CÁO THUẾ 03 THÁNG 
  • Tặng bộ ly thủy tinh cao cấp 
  • Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
  • Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm:
    • Điều lệ;
    • Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
    • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
    • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
    • Chứng nhận sở hữu cổ phần;
    • Sổ cổ đông;
    • Thông báo lập sổ cổ đông…
  • Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
  • Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Thành lập công ty ngành mỹ phẩm năm 2020  do Việt Luật đang cung cấp. Là một đơn vị có uy tín trong việc tư vấn các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp: Tư vấn thành lập VPĐD, Đầu tư nước ngoài, Thay đổi nội dung ĐKKD,… chúng tôi hỗ trợ thực hiện thủ tục và đưa ra giải pháp cho mọi vướng mắc và tiết kiệm chi phí, thời gian tối đa cho bạn. 

Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp theo các loại hình:

+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

+ Thành lập công ty TNHH Một thành viên

+ Thủ tục thành lập công ty TNHH Hai thành viên trở lên

+ Thành lập công ty cổ phần

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

  • Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)
  • Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
  • Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)