Thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà

Hiện nay, chính sách mở cửa của Việt Nam; sự già hóa dân số; sự cải thiện về nhận thức; khả năng chi trả cho hoạt động y tế và những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống y tế công là những yếu tố khiến cho Việt Nam có khả năng trở thành thị trường hấp dẫn để đầu tư vào y tế và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Vậy thủ tục, quy trình thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà ra sao? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau.

1.CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Nghị định 109/2016/NĐ-CP

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP

2.CÁC LOẠI DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ

– Chăm sóc vết thương hở hoặc vết thương sau phẫu thuật.

– Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân cho người nhà.

– Truyền nước, tiêm thuốc.

– Giám sát các bệnh nhân nghiêm trọng hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định.

3.ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CƠ SỞ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ 

Điều kiện 1: Loại hình

Theo quy định của pháp luật hiện nay, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với quy mô nhỏ thì có thể thực hiện đăng ký kinh doanh theo hình thức là hộ gia đình.

ĐiỀu kiện 2: Cơ sở vật chất

– Cơ sở vật chất: Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động).

– Riêng cơ sở dịch vụ y tế nếu cung cấp dịch vụ kính thuốc thì phải có diện tích tối thiểu là 15 m2.

– Phòng tiêm (chích), thay băng phải có diện tích ít nhất là 10 m2.

Điều kiện 3: Trang thiết bị y tế

– Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

– Tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp thì phải có hộp thuốc chống sốc.

– Vận chuyển cấp cứu phải có xe ô tô cứu thương; có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu. Có hợp đồng vận chuyển cấp cứu với công ty dịch vụ hàng không nếu cơ sở đăng ký vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.

Điều kiện 4: Nhân sự

Vận chuyển cấp cứu thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề.

– Có văn bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã được học về chuyên ngành hồi sức cấp cứu.

– Tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng.

– Kính thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt.

– Thẩm mỹ thì người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.

– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: Các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cung cấp các dịch vụ như thay băng, cắt chỉ; vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; chăm sóc mẹ và bé; lấy máu xét nghiệm, trả kết quả; chăm sóc người bệnh ung thư và các dịch vụ điều dưỡng khác tại nhà, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng.

– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công.

– Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản.

– Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

Điều kiện 5: Mã ngành

Mã ngành Tên ngành

8710

Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng
Dịch vụ của Việt Luật

4.THỦ TỤC THÀNH LẬP CƠ SỞ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập 

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

– Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

– Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở.

– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở y tế tỉnh (thành phố) đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả

90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động cho cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nếu hồ sơ hợp lệ thì kết quả là cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Lưu ý: Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: Đối với cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)