CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật An toàn, vệ sinh lao động
TAI NẠN LAO ĐỘNG LÀ GÌ?
– Tai nạn lao động là tai nạn gây ra sự tổn thương cho bất kỳ bộ phận cơ thể hoặc chức năng cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
– Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình người lao động lao động, tai nạn lao động gắn liền với việc người lao động thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.
CÓ MẤY LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG?
– Tai nạn lao động làm người lao động chết là tai nạn lao động mà khi xảy ra tai nạn đó người lao động chết thuộc một trong các trường hợp sau:
-
Chết ngay tại nơi đã xảy ra tai nạn;
-
Chết trên đường di chuyển đi cấp cứu hoặc trong thời gian tiến hành cấp cứu;
-
Chết trong thời gian được điều trị hoặc chết do vết thương tai nạn lao động gây ra tái phát của theo kết luận của biên bản giám định pháp y;
-
Người lao động được tuyên bố là đã chết theo kết luận của Tòa án trong trường hợp mất tích.
– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động mà tai nạn đó xảy ra làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 39/2016/NĐ-CP như: Dập não; Vỡ và dập các xương cuốn của sọ;Gãy xương sườn; Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng;Bỏng độ 3…
– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là tai nạn lao động không thuộc trường hợp gây chết người hoặc bị thương nặng.
MỨC HƯỞNG CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG
– Bị tai nạn thuộc 01 trong các trường hợp bên dưới:
-
Tại nơi làm việc và trong thời gian làm việc, kể cả khi người lao động đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc bao gồm cả thời gian giải lao, nghỉ giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm, cho con bú, đi vệ sinh;
-
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài thời gian làm việc khi người lao động thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
-
Trên đường di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động 5% trở lên do bị tai nạn;
– Người lao động không được hưởng chế độ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu tai nạn xảy ra do mâu thuẫn của nạn nhân với người gây ra tai nạn và không liên quan đến việc công việc, nhiệm vụ, người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe hoặc người lao động sử dụng ma túy, hoặc sử dụng các chất gây nghiện khác.
Các chế độ tai nạn lao động của người lao động được quy định tại Mục 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
Trợ cấp một lần
Theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% – 30% thì được hưởng trợ cấp một lần với mức hưởng như sau:
– Suy giảm 5% khả năng lao động hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ thêm 1% thì thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
– Ngoài ra còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ 01 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm 01 năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ.
Trợ cấp hằng tháng
Theo quy định tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng với mức hưởng như sau:
– Suy giảm 31% khả năng lao động hưởng bằng 30% mức lương cơ sở tương đương 702.000 đồng, sau đó cứ thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở tương đương 46.800 đồng
– Được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ 01 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm 01 năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ.
Trợ cấp phục vụ
Theo quy định tại Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc bị mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hằng tháng, hằng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ với mức hưởng bằng mức lương cơ sở, tương đương 2,34 triệu đồng.
TRỢ CẤP KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG CHẾT DO TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp 01 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị tai nạn lao động chết và được hưởng chế độ tử tuất khi thuộc một trong các trường hợp:
– Người lao động đang làm việc chết do tai nạn lao động;
– Người lao động chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động lần đầu;
– Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các chế độ sau:
– Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật;
– Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc;
– Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 2 Hoa Phượng, P. 2, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại tư vấn: 08 3517 2345 (20 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms. Sương) – 0936 234 777 (Mr. Mẫn)